6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1.2. Những kết quả được nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được điều chỉnh từ 5 nhân tố thành phần với 24 biến quan sát thành 5 nhân tố bao gồm khoảng cách quyền lực, né tránh sự không chắc chắn, chủ nghĩa cá nhân, nam tính và định hướng dài hạn với 20 biến quan sát. Biến phụ thuộc tinh thần kinh doanh từ 11 biến quan sát được điều chỉnh thành 8 biến quan sát. Sau khi bổ sung và hiệu chỉnh, các thang đo đều đạt được mức tin cậy và giá trị cho phép.
Khi đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa 5 yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân theo 2 góc độ thì ở cách nhìn nhận tinh thần kinh doanh là sự chủ động, đổi mới/sáng tạo có 3 yếu tố chủ nghĩa cá nhân, né tránh sự không chắc chắn và định hướng dài hạn có tác động đến tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân, còn cách nhận định tinh thần kinh doanh là sự chấp nhận rủi ro chỉ có yếu tố chủ nghĩa cá nhân ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh với mức ý nghĩa 5%.
Mô hình hồi quy 1 giải thích được 17,5% sự biến thiên của tinh thần kinh doanh. Cả 3 yếu tố chủ nghĩa cá nhân, né tránh sự không chắc chắn và định hướng dài hạn có tác động cùng chiều đến tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân. Ở mô hình hồi quy 2, chỉ giải thích được 7,7% sự biến thiên tinh thần kinh doanh bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, yếu tố chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn đúng với giả thuyết ban đầu trong mô hình nghiên cứu đề xuất, còn yếu tố né tránh sự không chắc chắn đi ngược lại giả thuyết ban đầu. Đây có thể là do đặc trưng riêng của văn hóa Việt. Người Việt luôn cẩn trọng trong mọi việc đặc biệt là nữ giới, dù trong kinh doanh có
đòi hỏi sự mạo hiểm nhưng các nữ doanh nhân vẫn luôn cẩn thận, phân tích kỹ lưỡng mới dám kinh doanh.