Đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 50 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Đặc điểm cá nhân của nữ doanh nhân Việt Nam

a.Tuổi tác

Một vài cuộc điều tra cung cấp thông tin về tuổi của các doanh nhân nữ Việt Nam. Theo Gerrard, Schoch, và Cunningham (2003) thu thập mẫu 75 nữ doanh nhân trong năm 2002 và thấy rằng 73,2% trong độ tuổi từ 30 đến 49 [29]. Điều này cho thấy phần lớn nữ doanh nhân ở trong độ tuổi làm việc chính của họ và tuổi đời khá chín chắn. Một cuộc khảo sát khác được tài trợ bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO, 2010) cho thấy độ tuổi trung bình của nữ doanh nhân là 45,07. Điều này càng khẳng định độ tuổi của nữ doanh nhân nằm trong độ tuổi lao động chính.

b.Giáo dục

Nhiều cuộc cuộc điều tra cho thấy phụ nữ thiếu đào tạo về kỹ năng kinh doanh và quản lý hơn so với nam giới. Theo Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam 2007 cho biết phụ nữ ít được giáo dục và đào tạo năng lực như quản lý, giao tiếp và kỹ năng ra quyết định. Đây là sự thiệt thòi lớn đối với các nữ doanh nhân khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường toàn cầu đầy sự cạnh tranh, đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng.

c. Nền tảng kinh tế - xã hội

Khảo sát của UNIDO tìm thấy vài sự khác biệt trong nền tảng xã hội của các doanh nhân nam và nữ ở Việt Nam. Hầu hết nam giới và nữ doanh nhân đã kết hôn. Các nam doanh nhân trung bình có 1,91 con trong khi các nữ doanh nhân trung bình có 2,11 [29]. Dường như kết quả này thể hiện nam và nữ doanh nhân tại Việt Nam về cơ bản có hoàn cảnh như nhau, những người đã có gia đình và có con nên có động lực tài chính khi tham gia kinh doanh, chỉ có khác biệt nhỏ là trung bình nam doanh nhân ít con hơn nữ doanh nhân.

Với định nghĩa doanh nhân gồm “chủ sở hữu” và “người được thuê điều hành”, điều tra lực lượng lao động Việt cung cấp các ước tính về sự khác biệt giữa doanh nhân nữ tại khu vực đô thị và nông thôn, cũng như sự khác biệt giữa các vùng miền của Việt Nam. Bảng 1.10 dưới đây cho thấy sự phân bố của các doanh nhân nữ tại khu vực đô thị và nông thôn trong năm 2012.

Bảng 1.10. Nữ doanh nhân ở đô thị và nông thôn 2012 % Nữ doanh nhân/Tổng lao động nữ Nữ điều hành DN/Tổng lao động nữ Chủ sở hữu nữ/Tổng lao động nữ Đô thị 40,1 3,3 36,8 Nông thôn 51,1 1,0 50,1

**Tổng doanh nhân = Người được thuê điều hành DN + Chủ sở hữu (Nguồn: Cuộc khảo sát lực lượng lao động Việt Nam 2012.

www.gso.gov.vn)

Kết quả ở bảng trên thể hiện, tỷ lệ doanh nhân nữ ở khu vực nông thôn cao hơn so với thành thị. Tuy nhiên, nữ doanh nhân được thuê điều hành doanh nghiệp ở khu vực đô thị lại cao hơn so với khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, nữ điều hành DN làm thuê trong khu vực đô thị nhiều bởi có thể đây là nơi có công ăn việc làm thường xuyên, lương chi trả cao hơn so với khu vực nông thôn. Do đó, các doanh nhân nữ tại các khu vực đô thị có vẻ nhiều khả năng là đang hoạt động trong các doanh nghiệp lớn. Ngược lại, ở khu vực nông thôn, có thể vì ít được thuê nên họ có động lực tự tạo công việc làm nhưng lại hoạt động trên một quy mô rất nhỏ.

Bảng 1.11 thể hiện cụ thể hơn từng khu vực của Việt Nam mà doanh nhân nữ đã tham gia vào các hoạt động kinh doanh trong năm 2012.

Bảng 1.11. Doanh nhân nữ ở từng khu vực 2012 % Nữ doanh nhân/Tổng lao động nữ Nữ điều hành DN/Tổng lao động nữ Chủ sở hữu nữ/Tổng lao động nữ

Trung du và vùng núi phía Bắc 47,6 0,7 46,9 Đồng bằng sông Hồng (trừ Hà Nội) 54,7 1,0 53,7 Bờ biển Bắc và Nam Trung Bộ 53,2 1,4 51,8 Tây Nguyên 53,0 1,4 51,6 Đông Nam (không bao gồm Tp.HCM) 32,4 1,5 30,9 Đồng bằng sông Cửu Long 50,0 2,6 47,4 Hà Nội 39,5 2,2 37,3 TP. HCM 32,8 3,7 29,1

(Nguồn: Cuộc khảo sát lực lượng lao động Việt Nam 2012. www.gso.gov.vn)

Bảng trên cho thấy, khoảng 50% các doanh nhân nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh ở tất cả các khu vực trừ Trung du và miền núi phía Bắc, hướng Đông Nam, và các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một điều thú vị rằng các nữ doanh nhân mà được thuê điều hành tại các DN có tỷ lệ phần trăm tăng dần chiều dọc bản đồ Việt Nam, từ phía bắc của đất nước (Trung du và miền núi phía Bắc) đến phía nam (ĐBSCL). Điều này có thể lý giải được vì phía nam đã có một lịch sử lâu đời về kinh doanh với chủ nghĩa tư bản.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 50 - 52)