THANG ĐO TINH THẦN KINH DOANH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 63 - 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.7. THANG ĐO TINH THẦN KINH DOANH

Khái niệm về tinh thần kinh doanh được áp dụng ở nhiều mức độ khác nhau, từ cá nhân đến nhóm, tổ chức, và quốc gia. Tuy nhiên, tinh thần kinh doanh thường được áp dụng chủ yếu bởi các cá nhân vì thường nó gắn liền với sự ra đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính cách mạng. Tinh thần doanh nhân phản ánh xu thế khởi nghiệp hơn là sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động khởi nghiệp (Dess và cộng sự, 2003; Lumpkin và Dess, 1996; Wiklund và Shepherd, 2003; Zahra, 1991). Miller sử dụng ba chiều hướng để mô tả và kiểm tra tinh thần kinh doanh: tính sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ động. Bên cạnh đó, Covin và Slevin (1989) cũng sử dụng ba chiều hướng trên để đo lường tinh thần kinh doanh [16].

Bảng 1.16. Thang đo tinh thần kinh doanh Biến tiềm ẩn Biến quan sát

Chỉ báo Tác giả Thang

đo Tính đổi mới/ sáng tạo ĐM1

Nói chung, các nhà quản lý hàng đầu công ty tôi thích nhấn mạnh vào việc tiếp thị các sản phẩm/ dịch vụ đã được thử và thật sự. The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert ĐM2

Có bao nhiêu dòng sản phẩm/dịch vụ mới công ty của bạn trên thị trường trong 5 năm qua (hoặc từ khi thành lập)? Không có dòng sản phẩm/dịch vụ mới nào.

The

Miller/Covin and Slevin (1989)

ĐM3

Có bao nhiêu dòng sản phẩm/dịch vụ mới công ty của bạn trên thị trường trong 5 năm qua (hoặc từ khi thành lập)? Những thay đổi trong dòng sản phẩm hoặc dịch vụ là có tính chất nhỏ. The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert Tính chủ động CĐ1

Đối mặt với cạnh tranh, công ty tôi thường tìm cách tránh đụng độ cạnh tranh, thích tư thế "sống và hãy sống" . The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert CĐ2

Đối mặt với cạnh tranh, công ty tôi thường phản ứng với hành động mà đối thủ cạnh tranh bắt đầu. The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert CĐ3

Đối mặt với cạnh tranh, công ty tôi rất ít khi là doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu sản phẩm / dịch vụ mới, kỹ thuật quản lý, điều hành công nghệ, ... The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert Chấp nhận rủi ro RR1

Nhìn chung, các nhà quản lý hàng đầu của công ty tôi ủng hộ một khuynh hướng mạnh mẽ đối với các dự án có rủi ro thấp (với mức bình thường và nhất định trở lại). The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert RR2

Nhìn chung, các nhà quản lý hàng đầu công ty tôi tin rằng do tính chất của môi trường nên tốt nhất là khám phá nó dần dần một cách cẩn thận. The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert RR3

Khi phải đối mặt với những tình huống ra quyết định liên quan đến sự không chắc chắn, công ty của tôi thường ứng phó một cách thận trọng, ở trong tư thế “chờ đợi và xem xét” để giảm thiểu xác suất của việc ra quyết định tốn kém. The Miller/Covin and Slevin (1989) Likert KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau cùng với hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề văn hóa dân tộc cần phải quan tâm. Văn hóa sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh nói chung và tinh thần kinh doanh nói riêng của doanh nhân. Ở chương này, tác giả khái quát tài liệu nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài gồm

những nghiên cứu về văn hóa, tinh thần kinh doanh và sự ảnh hưởng của văn hóa, giới tính đến tinh thần kinh doanh.

Về văn hóa: tác giả khái quát định nghĩa tiêu biểu của Trần Ngọc Thêm, Hofstede và những yếu tố cấu thành nên văn hóa. Ở phần này, tác giả cũng tìm hiểu những giá trị văn hóa theo nghiên cứu của Hofstede đối với sự phát triển các quốc gia gồm: Khoảng cách quyền lực, né tránh sự không chắc chắn, chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể, nam tính/nữ tính, định hướng dài hạn/ngắn hạn và tính dễ dãi/kiềm chế. Những chiều hướng văn hóa này được đo lường qua thang đo của Yoo, Donthu và Lenartowicz (2001) và Sungmin Ryu và Eunjung Kim (2010).

Về tinh thần kinh doanh: tác giả làm rõ các định nghĩa về doanh nhân, tinh thần kinh doanh cũng như nêu lên những đặc trưng tinh thần kinh doanh, các yếu tố khuyến khích/rào cản cho sự phát triển tinh thần kinh doanh và một vài đặc điểm tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp thang đo đo lường tinh thần kinh doanh bởi Miller/Covin và Slevin (1989) gồm các biến: Tính đổi mới/sáng tạo, tính chủ động và chấp nhận rủi ro.

Sự ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh được thể hiện qua các mô hình nghiên cứu trước đó như: mô hình miêu tả mối quan hệ giữa văn hóa và định hướng kinh doanh trong mối liên hệ với tinh thần kinh doanh và cạnh tranh toàn cầu, mô hình tác động của văn hóa đến tinh thần kinh doanh của Kamba và mô hình văn hóa hiện nay ở Iran và những thay đổi trong tương lai phải được thực hiện để phát triển tinh thần kinh doanh. Từ những mô hình nghiên cứu này, tác giả rút ra kết luận để khuyến khích tinh thần kinh doanh cho các doanh nhân thì các giá trị văn hóa quốc gia phát triển theo chiều hướng: khoảng cách quyền lực thấp, né tránh sự không chắc chắn thấp, xã hội nam tính, chủ nghĩa cá nhân cao và định hướng dài hạn.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 63 - 66)