Vấn đề về giới tính và rào cản trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 45 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Vấn đề về giới tính và rào cản trong kinh doanh

Rào cản văn hóa: Theo kết quả thảo luận về chủ đề phụ nữ, đàn ông và tiền bạc trong dự án Tạo cảm giác - một dự án truyền thông để giải thích tinh thần kinh doanh năm 1998, thái độ của phụ nữ có thể được mô tả như sau: Đối với một số phụ nữ, kiếm một số tiền lớn là sự theo đuổi bẩn, đầy sự tội lỗi. Nam giới chiếm ưu thế trong kinh doanh nhờ vào ước muốn và quyết đoán - thậm chí tàn nhẫn là một thành công. Ngay cả khi có một khía cạnh tích cực được công nhận danh hiệu trao cho những người phụ nữ mạnh mẽ và quyết định dựa trên các tiêu chuẩn của nam giới [11, tr.72].

Tất cả doanh nhân nữ được mô tả phải đối mặt với sự cân bằng trách nhiệm gia đình và vận hành doanh nghiệp (Gawell, 2007). Theo đó, phụ nữ

phải đưa ra lựa chọn giữa trách nhiệm gia đình như chăm sóc con cái và HĐKD trong khi nam giới có nhiều khả năng đảm nhiệm cả hai [16, tr.47].

Như vậy, định kiến giới ăn sâu vào tiềm thức, văn hóa của xã hội, của con người, có sự phân biệt vai trò giữa nam giới và phụ nữ. Phụ nữ phải gánh nhiều công việc chăm sóc con cái, gia đình, làm những công việc không được trả công hơn nam giới. Khi tham gia kinh doanh, bắt buộc họ phải lựa chọn giữa công việc và gia đình, họ là những người được coi là có nhiệm vụ chăm sóc gia đình nên việc dành ít thời gian cho công việc là điều hiển nhiên. Chính vì vậy, họ ít có cơ hội được học tập, được trải nghiệm kinh doanh và thành đạt trong công việc như là nam giới. Đây là một khó khăn lớn đối với các nữ doanh nhân.

Rào cản cơ cấu: Hạn chế hiện nay của doanh nhân nữ nằm ở sự khác biệt về sự tham gia của nam giới trong kinh doanh của phụ nữ. [11, tr.74].

Như đã đề cập ở trên, hầu hết thời gian dành cho công việc gia đình dẫn đến việc phụ nữ ít có thời gian dành cho công việc đem lại thu nhập hơn nam giới. Điều này khiến phụ nữ ít có cơ hội học tập, phát triển trong các chương trình đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong khi nền kinh tế kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao thì phụ nữ lại không có cơ hội tham gia. Các lĩnh vực, ngành nghề do phụ nữ làm chủ doanh nghiệp thường là: thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao (nhà hàng, khách sạn, chế biến thức ăn, kinh doanh ăn uống,…)

Tiếp cận tài chính:Tiếp cận tài chính là một vấn đề quan trọng đối với phụ nữ. Phụ nữ thường có ít cơ hội hơn nam giới để được truy cập vào tín dụng vì nhiều lý do, bao gồm thiếu tài sản thế chấp, hay không muốn chấp nhận tài sản gia đình làm tài sản thế chấp và nhận thức tiêu cực của các doanh nhân nữ đối với cán bộ tín dụng (Mahbub, 2000) [21, tr.18]. Thiếu tài sản thế

chấp (đây là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp do nữ làm chủ, bởi tài sản là bất động sản thường đứng tên của người chồng hoặc khó có thể tự mình quyết định về việc thế chấp tài sản)…. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của phụ nữ khó khăn hơn do hồ sơ về tài chính nhiều thủ tục phức tạp, khó hiểu làm phụ nữ ngại khi tiếp cận với nguồn vốn vay.

Tiếp cận thị trường:Khả năng khai thác vào các thị trường mới đòi hỏi chuyên môn, kiến thức và mối quan hệ. Phụ nữ thường ít được đào tạo và kinh nghiệm tham gia vào thị trường và do đó không đưa được hàng hóa/dịch vụ chiến lược đến thị trường [21, tr.18]. Phụ nữ vẫn phải là người chăm sóc gia đình để đàn ông gánh vác việc kinh tế và do đó định kiến này đã cản trở các ý tưởng khởi sự kinh doanh của nữ giới. Hơn nữa, trong khi nam giới tự tin về việc có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi sự kinh doanh, có nhiều kế hoạch mở rộng công việc kinh doanh và sẵn sàng đầu tư mạo hiểm thì doanh nhân nữ lại tự ti với nhận thức bản thân, khả năng chấp nhận tính rủi ro, mạo hiểm thấp hơn nam giới. Đây chính là những trở ngại cho sự nắm bắt, tìm hiểu về thị trường cũng như khả năng thu nhận thông tin, xử lý, ứng xử với thị trường.

Tiếp cận đào tạo: Phụ nữ có thể bị hạn chế tiếp cận đào tạo nghề và kỹ thuật. Trong thực tế, phụ nữ trung bình ít tiếp cận với giáo dục hơn nam giới, các kỹ năng và dạy nghề chỉ có thể được phát triển trên một nền tảng vững chắc của giáo dục tiểu học và trung học cơ sở [21, tr.18-19]. Là phụ nữ khi kinh doanh cực kỳ vất vả. Không có nhiều thời gian như nam giới, phụ nữ còn phải quan tâm, chăm sóc gia đình, nên thời gian dành cho công việc rất eo hẹp đặc biệt là cơ hội học tập trao dồi thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

Tiếp cận các mạng lưới: Vì hầu hết các nữ doanh nhân hoạt động trên một quy mô nhỏ, và nói chung là không phải thành viên của các tổ chức chuyên nghiệp hoặc một phần của các mạng lưới khác, họ thường cảm thấy

khó khăn để truy cập thông tin [21, tr.19]. Đây là một thiệt thòi cho các nữ doanh nhân. Sự tiếp cận mạng lưới liên kết thường thực hiện sau giờ làm việc và tốn kém thời gian, trong khi nữ doanh nhân phải dành thời gian chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó, những định kiến văn hóa, những lối suy nghĩ cũ kỹ xem việc tạo dựng mối quan hệ của phụ nữ là bất chính, không đường hoàng. Điều này khiến phụ nữ e ngại trong việc gặp đối tác, khách hàng ngoài giờ làm việc.

1.4. THỰC TIỄN TINH THẦN KINH DOANH CỦA NỮ DOANH

NHÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 45 - 48)