6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân
Về đặc điểm cá nhân: Birley (1987) cho thấy các nữ doanh nhân thường là đứa con đầu lòng; từ một gia đình trung lưu hay thượng lưu; có cha làm nghề kinh doanh; có bằng cấp; kết hôn và đã có con; 40-45 tuổi là lúc khởi nghiệp; và đã có kinh nghiệm [21, tr.15]. Lý do cho điều này có thể đây là lúc phụ nữ đã có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống. Lúc này, họ ít lo sợ thất bại, mạnh dạn khởi nghiệp và có động lực từ gia tăng tài chính cũng như vị trí trong xã hội.
Về định hướng kinh doanh: Powell và Ansic (1997) nói rằng phụ nữ có sở thích rủi ro thấp hơn so với nam giới. Vì vậy, phụ nữ ít có ĐHKD hơn nam giới [9, tr.85]. Điều này rất rõ ràng bởi phụ nữ vẫn gắn chặt bổn phận chăm sóc gia đình nhiều hơn, ít dành thời gian cho công việc. Bên cạnh đó, nam giới được đào tạo về chuyên môn, kỹ năng kinh doanh nhiều hơn và có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh, có kỳ vọng cao hơn và có khả năng theo đuổi tham vọng của mình.
Về động lực kinh doanh: Wilson và Kickul (2006) cho biết phụ nữ thích kinh doanh bởi động lực xã hội hơn là động cơ kinh tế [21, tr.15]. Nam giới bị cám dỗ bởi sự thành công về tài chính hơn là khía cạnh xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu của Wilson và Kickul cũng chỉ ra rằng phụ nữ trẻ muốn thành công về tài chính, nhưng tỏ ra không muốn làm điều này và biến chúng thành một nguồn sức mạnh của tinh thần kinh doanh trong tương lai để đạt được cả kinh tế và xã hội. Những cơ hội kinh doanh hấp dẫn; tự quyết/tự chủ; mối quan tâm gia đình - cân bằng sự nghiệp và gia đình; thiếu thăng tiến nghề nghiệp/phân biệt đối xử; và năng động- quyền lực/chính trị được xem là động lực chính để trở thành doanh nhân của phụ nữ. Ngoài ra, mong muốn đóng
góp xã hội và giúp đỡ người khác cũng là một yếu tố quan trọng ở phụ nữ lựa chọn để trở thành chủ doanh nghiệp.