Những chiều hướng văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 40 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Những chiều hướng văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh

doanh của các quốc gia

a. Mối quan hệ giữa văn hóa và tinh thần kinh doanh

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa đến TTKD của doanh nhân tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể mà có sự ảnh hưởng khác nhau. Theo nghiên cứu của A. Radziszewska (2014) thì cho rằng ĐHDH, KCQL thấp, CNCN,NTSKCC thấp đều có ảnh hưởng tích cực đến TTKD. Ngoài ra, KCQL cao trong trường hợp củng cố vị trí của một người để trở thành doanh nhân, xã hội tập thể hỗ trợ nguồn lực cần thiết và NTSKCC cao trong khi luôn nỗ lực cải tiến chất lượng SP/DV vẫn ảnh hưởng tích cực đến TTKD (xem bảng 1.7). Cũng những chiều hướng đó trong nghiên cứu của Henry M. Bwisa và Johnson Muthoka Ndolo (2011) có kết quả khác biệt một ít: KCQL cao có khả năng trở thành doanh nhân và bổ sung chiều hướng nam tính có nhiều khả năng trở thành doanh nhân (xem bảng 1.8).

Bảng 1.7 Mối quan hệ giữa chiều hướng văn hóa với tinh thần kinh doanh

Những chiều hướng

văn hóa Ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh

Định hướng dài hạn Tích cực Định hướng ngắn hạn Tiêu cực Khoảng cách quyền lực thấp Tích cực Khoảng cách quyền lực cao

Tiêu cực: Thành lập những công ty gia đình.

trong những công cụ đấu tranh cho độc lập và tăng cường vị thế quyền lực của một người, vì cách duy nhất để được độc lập là trở thành doanh nhân.

Chủ nghĩa cá nhân Tích cực

Chủ nghĩa tập thể

Tiêu cực: TTKD dựa trên định hướng cá nhân.

Tích cực: Xã hội tập thể cung cấp hỗ trợ xã hội nhiều hơn, các gia đình trong xã hội tập thể có xu hướng trở nên hữu ích hơn trong việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các nỗ lực kinh doanh của một người. Định hướng con người Tích cực

Định hướng thực hiện Tích cực Định hướng tương lai Tích cực Né tránh sự không chắc

chắn thấp Tích cực

Né tránh sự không chắc chắn cao

Tiêu cực: Chính thức hóa sự tương tác, tài liệu, lập kế hoạch, cũng như khả năng chống rủi ro, thay đổi và phát triển sản phẩm mới khả năng chống lại rủi ro là cản trở TTKD.

Tích cực: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ, liên tục cải tiến.

(Nguồn: [10, tr. 44–45])

Văn hóa khác biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng kinh doanh và các hành vi kinh doanh giữa các thành viên trong cộng đồng. Văn hóa quốc gia đóng một vai trò khác nhau về hoạt động kinh doanh. Sự ảnh hưởng tích cực nhất đối với tinh thần kinh doanh có giá trị như: định hướng lâu dài, khoảng cách quyền lực thấp, chủ nghĩa cá nhân, định hướng của con người, định hướng thực hiện, định hướng tương lai, và né tránh sự không chắc chắn thấp.

- Khoảng cách quyền lực thấp giúp tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực, cơ hội kinh doanh và cơ hội sáng kiến kinh doanh. Khoảng cách quyền

lực cao làm cho việc tiếp cận với tài nguyên và cơ hội kinh doanh bị hạn chế do đó ít xuất hiện tinh thần kinh doanh.

- Né tránh sự không chắc chắn thấp nghĩa là gia tăng sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tăng sáng kiến cá nhân và tích cực hơn với các dự án kinh doanh. Né tránh sự không chắc chắn cao dẫn đến việc tránh chung các rủi ro, không dám thâm nhập vào thị trường nên ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần kinh doanh.

- Nền văn hóa cá nhân là sự đề cao giải thưởng sáng kiến cá nhân và tự chủ. Việc trung thành với tổ chức là tương đối thấp, hành vi kinh doanh độc lập có giá trị và được hỗ trợ bởi các chuẩn mực xã hội như là một phương tiện để đạt được mục tiêu cá nhân. Do đó, chủ nghĩa cá nhân cao dẫn đến sự khởi tạo nhiều doanh nghiệp và các dự án kinh doanh và điều này ngược lại với chủ nghĩa tập thể. Xã hội tập thể ít có khả năng để thưởng cho những nỗ lực kinh doanh cá thể và các cá nhân ít có khả năng mong muốn vai trò của doanh nhân.

- Trong các xã hội nam tính, sự thành công vật chất đạt được thông qua khởi nghiệp thành công và các doanh nhân đạt được thành công như vậy được công nhận và coi trọng. Ngược lại, trong các nền văn hóa tương đối nữ tính, động lực thành tích là tương đối yếu. Do đó, nhiều cá nhân sẽ được thu hút vào kinh doanh như một phương tiện để đạt được lợi ích vật chất và vị trí xã hội trong nền văn hóa nam tính trong khi sẽ ít quan tâm đến các hoạt động kinh doanh trong nền văn hóa nữ tính.

Bảng 1.8 Mối quan hệ giữa những chiều hướng văn hóa của Hofstede với TTKD

Những chiều hướng văn hóa

của Hofstede

Khoảng cách quyền lực

Người KCQL cao có khả năng để trở thành doanh nhân Người KCQL thấp ít có khả năng trở thành doanh nhân Chủ nghĩa cá nhân

và tập thể

Người theo CNCN có nhiều khả năng trở thành doanh nhân Người theo chủ nghĩa tập thể ít có khả năng trở thành doanh nhân

Né tránh sự không chắc chắn

Người có mức độ NTSKCC thấp có nhiều khả năng trở thành doanh nhân

Người có mức độ NTSKCC cao ít có khả năng trở thành doanh nhân

Nam tính và nữ tính

Những người có văn hóa nam tính có nhiều khả năng trở thành doanh nhân

Những người có văn hóa nữ tính ít có khả năng trở thành doanh nhân

Những người theo thuyết động lực Nho giáo ít có khả năng trở thành doanh nhân

(Nguồn: [13, tr.24])

- Theo kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng trên cho thấy khoảng cách quyền lực thấp là tiếp cận với các nguồn tài nguyên và cơ hội kinh doanh. Khoảng cách quyền lực cao tiếp cận với các nguồn lực và cơ hội kinh doanh hạn chế nên ít xuất hiện các doanh nghiệp.

- Doanh nhân và tổ chức tham gia trong việc phát triển đổi mới đòi hỏi phải có khả năng chống chịu với sự mơ hồ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Đây là đặc tính cần thiết cho sự sáng tạo của doanh nhân, cho phép họ hướng vào nơi nguy hiểm và rất không chắc chắn để phát triển kinh doanh. Ngược lại né tránh sự không chắc chắn thấp làm hạn chế các sáng kiến kinh doanh và cá nhân ít có tinh thần kinh doanh.

- Chiều hướng văn hóa thứ ba của Hofstede - chủ nghĩa cá nhân được cho là phổ biến ở phương Tây. Các doanh nhân thường được miêu tả là người

chối bỏ quan điểm chung, vượt qua mọi sự phản đối kiên trì trong việc thực hiện tầm nhìn độc đáo của riêng mình. Vì vậy, xã hội theo chủ nghĩa cá nhân có ảnh hưởng tích cực đối với tinh thần kinh doanh.

- Chiều hướng văn hóa nam tính thể hiện sự quyết đoán và nhu cầu cao đối với thành tích. Trong thực tế, McClelland (1961) tuyên bố đã tìm thấy một mối tương quan mạnh mẽ giữa nhu cầu về thành tích và mức độ hoạt động kinh doanh trong xã hội. Trong các xã hội nam tính, sự thành công vật chất được công nhận. Ngược lại, trong nền văn hóa nữ tính, ít có động lực thành tích mà chú trọng sự thành công trong mối quan hệ hài hòa. Do đó, xã hội nam tính có ảnh hưởng tích cực đối với tinh thần kinh doanh hơn là nữ tính.

b. Các chiều hướng văn hóa nổi trội của một số quốc gia

Bảng 1.9. Những chiều hướng văn hóa của các quốc gia dựa trên nghiên cứu của Hofstede

TIÊU THỨC VIỆT NAM TRUNG QUỐC NHẬT MỸ

Khoảng cách quyền lực

70 80 54 40

Chủ nghĩa cá nhân 20 20 46 91

Nam tính 40 66 95 62

Kiểm soát rủi ro 30 30 92 46

Định hướng dài hạn

57 87 88 26

Tính dễ dãi 35 24 42 68

(Nguồn: http://geert-hofstede.com/vietnam.html)

Mỹ: Dựa vào các điểm số ở bảng 1.9 về các CHVH thể hiện người Mỹ sử dụng sức mạnh nhóm và khuyến khích ý tưởng cá nhân. Ngoài ra, người Mỹ không nhất nhất tuân theo những nguyên tắc mà có thể thay đổi khi cần thiết. Do đó, hệ thống giá trị văn hóa của Mỹ hỗ trợ phát triển TTKD [24].

Nhật Bản: Các điểm số những CHVH (xem bảng 1.9) cho thấy Nhật Bản có thể không có lợi cho sự phát triển ĐHKD mạnh mẽ. Tuy nhiên, với điểm số 95 về chiều hướng nam tính, Nhật Bản là một trong những xã hội nam tính nhất trên thế giới. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhóm.

Trung Quốc: Chỉ số những CHVH dựa trên nghiên cứu của Hofstede

(xem bảng 1.9) thể hiện Trung Quốc dường như là một môi trường không tạo điều kiện phát triển ĐHKD mạnh mẽ.

Việt Nam: Các chỉ số về các CHVH của Việt Nam có nét tương tự đối với các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản đặc biệt là Trung Quốc – nơi mà nước ta chịu ảnh hưởng nhiều: chỉ số ĐHDH tương đối cao (57 điểm), chỉ số KCQL rất cao (70 điểm) và NTSKCC khá thấp (30 điểm), theo chủ nghĩa tập thể (20 điểm) và xã hội mang tính nữ tính (40 điểm) (xem bảng 1.9). Với những đặc trưng văn hóa người Việt được đề cập ở trên cùng với những chỉ số này thể hiện văn hóa Việt đã làm cản trở đến TTKD của doanh nhân Việt.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 40 - 45)