Những yếu tố khuyến khích và rào cản cho sự phát triển tinh thần

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 34 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Những yếu tố khuyến khích và rào cản cho sự phát triển tinh thần

thần kinh doanh

a. Những yếu tố khuyến khích sự phát triển tinh thần kinh doanh

Các yếu tố sau đây góp phần vào khuyến khích tinh thần kinh doanh: - Các yếu tố bên trong [26, tr.15]:

 Mong muốn làm một cái gì đó mới. Trước hết, để trở thành doanh nhân hay phát triển kinh doanh hiện tại thì con người phải xuất phát từ động lực bên trong với mong muốn táo bạo, sáng tạo ra điều mới mẻ để giải quyết những khó khăn hay vấn đề bức bách trong cuộc sống. Chính những khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình sẽ giúp doanh nhân có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.

 Có trình độ học vấn. Yếu tố này rất quan trọng, doanh nhân cần được đào tạo về chuyên môn. Họ phải am hiểu sản phẩm/dịch vụ và ngành mà mình đang hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới có thể tiếp cận được thị trường và mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, trình độ học vấn ở đây không chỉ là kiến thức mà còn là những kỹ năng doanh nhân cần phải có gồm: sáng tạo và cải tiến; phát triển cơ cấu tổ chức của công ty; quản lý và phát triển nhân sự; bán hàng và tiếp thị; quản lý tiền bạc và kỹ năng phát triển hệ thống hoạt động.

 Có kinh nghiệm làm việc. Để khởi nghiệp thành công, cùng với sự đam

mê, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, doanh nhân còn phải biết đúc kết những kinh nghiệm trước đó từ khi mình là người làm thuê. Kinh nghiệm giúp doanh nhân tránh lặp lại những sai lầm, thất bại của mình cũng như của người khác nhằm có được những quyết định đúng đắn trong tương lai.

 Có nền tảng nghề nghiệp. Nền tảng nghề nghiệp cũng tạo nên sự thành công cho doanh nhân. Một người ít có nền tảng nghề nghiệp thì sẽ do dự và ngần ngại trong việc khởi sự doanh nghiệp bởi họ không có đủ kỹ năng kinh doanh, khả năng và kiến thức.

- Các yếu tố bên ngoài [26, tr.15]:

Bên cạnh những động lực từ bên trong của bản thân doanh nhân thì các yếu tố bên ngoài cũng hết sức quan trọng góp phần vào sự phát triển tinh thần kinh doanh. Đó là những yếu tố:

 Có sự trợ giúp và hỗ trợ từ chính phủ. Doanh nhân đang ngày càng được xem là rất quan trọng cho sự phục hồi bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, để đảm bảo những động cơ của tăng trưởng, khuyến khích phát triển kinh doanh thì sự ưu đãi của chính phủ có vai trò hết sức quan trọng. Phát triển kinh doanh không phải là một giai đoạn duy nhất, mà là một quá trình. Do đó chương trình khuyến khích của chính phủ cần phải nhận ra vòng đời của các công ty để hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời trong từng giai đoạn.

 Sự sẵn có các yếu tố sản xuất. Để doanh nghiệp vận hành thì sự sẵn sàng các yếu tố sản xuất như: vốn, đất đai, lao động, tổ chức,… là hết sức cần thiết. Dù doanh nhân có năng lực để khởi nghiệp nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ từ các yếu tố trên.

 Khuyến khích từ các nhà kinh doanh trước đó. Ngoài các yếu tố khuyến khích trên bởi động lực tài chính, tự chủ, đạt thành tựu, xã hội thừa nhận,… các doanh nhân tiềm năng cũng được khuyến khích bởi những người đi trước đặc biệt là nền tảng gia đình. Họ truyền đạt những kinh nghiệm, hỗ trợ vốn, kiến thức ….

 Nhu cầu đầy hứa hẹn cho các sản phẩm. Đây là yếu tố hấp dẫn, thu hút sự mạnh dạn tham gia kinh doanh của các doanh nhân. Họ luôn tìm cơ hội

để khởi nghiệp hay phát triển kinh doanh của mình ở những sản phẩm với nhu cầu tiềm năng cao.

b. Những yếu tố cản trở sự phát triển tinh thần kinh doanh

Theo nghiên cứu của Ramin Raeesi và cộng sự (2013) có 11 yếu tố chính cản trở tinh thần kinh doanh [24, tr.57].

- Những quy định nghiêm ngặt về thâm nhập thị trường.

Quy định, quy tắc nghiêm ngặt của Chính phủ khác nhau bao gồm các luật thuế, các quy định về môi trường, cho vay, cấp phép, … được xem là các rào cản đối với tinh thần kinh doanh. Bởi lẽ, những quy định nghiêm ngặt tạo ra sự tốn kém hay cản trở sự sáng tạo cho các doanh nghiệp mới, đặc biệt là trong ngành công nghiệp mới. Bên cạnh đó, sự quan liêu của chính phủ, các thủ tục pháp lý và thuế phức tạp là gây trở ngại nhất định cho các doanh nhân muốn thâm nhập thị trường.

- Nỗi sợ thất bại.

Một trong những rào cản thường gặp đối với tinh thần doanh nhân là vấn đề tâm lý. Thực tế kinh doanh là một hoạt động có nguy cơ cao bởi vì thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, thiếu vốn, thiếu năng lực quản lý hay khả năng và mức độ phức tạp rất lớn từ các quy định của Chính phủ. Đặc biệt, sự sợ hãi phá sản là yếu tố mà các doanh nhân tiềm năng e ngại nhất.

- Thiếu kinh nghiệm thị trường.

Khả năng để tạo ra một doanh nghiệp mới phụ thuộc phần lớn vào nền tảng

giáo dục và kinh nghiệm làm việc (Martins, 2004). Nhiều doanh nhân bỏ qua khả năng, chuyên môn và kiến thức của mình, và một khi họ tìm thấy trên thị trường có tiềm năng tốt đẹp và thuận lợi, chỉ vội vàng thâm nhập vào thị trường mà không có bất kỳ kinh nghiệm và nền tảng liên quan thì nguy cơ thất bại sẽ cao. Điều này gây cản trở tinh thần kinh doanh của doanh nhân.

- Những khó khăn liên quan đến người lao động.

Lực lượng lao động là một trong những nguồn lực chính mà doanh nhân cần để vận hành doanh nghiệp. Có được nhân viên có trình độ, năng động và sẵn sàng để phát triển và giữ chân họ là một nhiệm vụ khó khăn của các doanh nhân. Nhiệm vụ này sẽ trở thành một rào cản khi nhiều doanh nghiệp xuất hiện, chính sách ưu ái cho người lao động khiến nhân viên đòi hỏi lương cao, các chi phí cho chế độ phúc lợi, sức khỏe,… cho nhân viên cũng gia tăng.

- Thiếu sự đào tạo bài bản về kinh doanh.

Kỹ năng kinh doanh và doanh nghiệp phải được thực hiện như là một mục tiêu cơ bản trong giáo dục đại học. Mặc dù cho đến nay có nhiều trường cao đẳng, đại học đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh nhưng vẫn chưa quan tâm đến việc đào tạo các kỹ năng thực tế cũng như cho sinh viên có cơ hội thực hành. Đây là một rào cản phát triển các doanh nhân tiềm năng.

- Ác cảm với rủi ro.

Một rào cản tâm lý có liên quan chặt chẽ với rào cản nỗi sợ thất bại là ác cảm với rủi ro. Timmons (1999) cho thấy khả năng chịu rủi ro như một thái độ mong muốn và hành vi của các doanh nhân. Các nghiên cứu cho thấy các cá nhân không thích rủi ro hiếm khi chạm vào khái niệm về kinh doanh. Cũng tương tự nghiên cứu của Hofstede, những ai không thích đối mặt với rủi ro thường ít khởi nghiệp thông qua kinh doanh mà chỉ muốn làm công ăn lương ổn định, còn những cá nhân dám chấp nhận rủi ro thường có xu hướng tham gia vào kinh doanh, sáng lập công ty.

- Thiếu năng lực kinh doanh.

Mặc dù, môi trường không hỗ trợ được coi là một rào cản đối với các doanh nhân nhưng thậm chí trong một số điều kiện kinh doanh thuận lợi, do mức độ thấp về năng lực kinh doanh, tỷ lệ khởi sự công ty mới là không đáng

kể. Thiếu năng lực kinh doanh trong một môi trường hỗ trợ, giống như có giếng dầu ở một vùng đất, nhưng lại thiếu những kiến thức và những người lao động để có thể khai thác. Do đó khả năng kinh doanh chủ yếu đề cập đến sự tồn tại của những người có phẩm chất tinh thần kinh doanh, sẵn sàng và động lực để bắt đầu các dự án mới, có tham vọng vươn đến thành công.

- Thiếu Cơ hội kinh doanh.

Cơ hội kinh doanh liên quan đến cả sự tồn tại và nhận thức các cơ hội thị trường có sẵn để khai thác (Reynolds và cộng sự, 1999). Nhiều vấn đề từ mức cao của nhu cầu hoang sơ của khách hàng đến tỷ lệ thất nghiệp cao trong xã hội, có thể được xem như là cơ hội kinh doanh. Cơ hội kinh doanh giúp cá nhân có “tinh thần” kinh doanh để vượt qua bất kỳ rào cản nào. Do đó thiếu các cơ hội kinh doanh được coi là một rào cản đối với doanh nhân.

- Môi trường kinh doanh đồi bại và không hỗ trợ.

Bên cạnh sự tồn tại các quy định nghiêm ngặt của chính phủ, môi trường kinh doanh không ổn định, cạnh tranh không công bằng cũng tạo nên cản trở cho tinh thần kinh doanh. Để phát triển kinh doanh, cơ sở vật chất cần thiết của các tiện ích công cộng và các yếu tố khác của các cơ sở hạ tầng kinh doanh là quan trọng. Và một môi trường kinh doanh không hỗ trợ như thiếu sự minh bạch của pháp luật, thực thi không phù hợp các quy định, và tham nhũng tràn lan gây ra tâm lý bất ổn khi tham gia thị trường mới của doanh nhân. Đây cũng là một trong các rào cản tinh thần kinh doanh đối với doanh nhân.

- Thiếu ngân quỹ và nguồn lực.

Một trong những rào cản trích dẫn nhiều nhất của doanh nhân là tài chính gặp khó khăn trong kinh doanh. Nhiều doanh nhân phải từ bỏ giấc mơ của họ bắt đầu cho công ty mới khi đối mặt với các vấn đề tài chính. Việc tiếp

cận vốn khó khăn là một trong những rào cản khó khăn nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 34 - 39)