6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.5.2. Mô hình tác động của văn hóa đến tinh thần kinh doanh của
Kamba
Các khía cạnh văn hóa hiện tại của Kamba được đo lường chống lại chiều hướng văn hóa của Hofstede
Chiều hướng văn hóa của Kamba theo nghiên cứu của Hofstede thể hiện chủ nghĩa cá nhân lớn (78 điểm), khoảng cách quyền lực trung bình (58 điểm), né tránh sự không chắc chắn cao (52,66 điểm) và tính Nam tính vừa phải (52,63 điểm). Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần kinh doanh [13]
Văn hóa hiện tại của Kamba:
Để thúc đẩy tinh thần kinh doanh phát triển thì Kamba nghiên cứu này đã đề xuất phát triển chiều hướng văn hóa của Kamba theo hướng tích cực như mô hình dưới.
Văn hóa mong muốn trong tương lai của Kamba thúc đẩy tinh thần kinh doanh
Hình 1.3. Mô hình mô tả về sự tác động trực tiếp của văn hóa đến TTKD như mô hình về thực tại văn hóa ở Kamba và mong muốn thay
đổi trong tương thúc đẩy TTKD (Nguồn: [13])
Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể Kamba Khoảng cách quyền lực Kamba Cao Thấp Né tránh sự không chắc chắn Kamba Mạnh Yếu Nam tính/nữ tính Nam tính Nữ tính Kamba
Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể Kamba Khoảng cách quyền lực Kamba Cao Thấp Né tránh sự không chắc chắn Kamba Mạnh Yếu Nam tính/nữ tính Nam tính Nữ tính Kamba
Mô hình 1.3 thể hiện khái quát sự ảnh hưởng các chiều hướng văn hóa đối với tinh thần kinh doanh ở Kamba. Với chiều hướng khoảng cách quyền lực, ở đây có điểm số lớn. Tại nước này, xã hội gia trưởng thể hiện qua sức mạnh người cha và người con trai lớn tuổi trong gia đình. Các cụm từ “phụ nữ và trẻ em” không được lắng nghe. Điều này hàm ý rằng khoảng cách quyền lực cao.
Sự né tránh không chắc chắn cũng rất rõ ràng. Nền văn hóa Kamba thể hiện không sợ thất bại và trách nhiệm tốt. Các doanh nhân tỏ ra cạnh tranh mạnh mẽ và nâng cao sự đổi mới và sáng tạo.
Các yếu tố nam tính đã được nhìn thấy chủ yếu thông qua ống kính của hệ thống khen thưởng. Nói chung, ở Kamba không nhấn mạnh vật chất nên được coi như là xã hội “nữ tính” không khuyến khích tinh thần kinh doanh.
Tóm lại, những chiều hướng văn hóa của Kamba thể hiện là xã hội chủ nghĩa cá nhân, có khoảng cách quyền lực vừa phải, né tránh sự không chắc chắn cao và nam tính vừa phải. Điều này ít khuyến khích tinh thần kinh doanh. Để giải quyết vấn đề đó, Kamba cần đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện những chiều hướng văn hóa hiện tại để tạo điều kiện phát triển tinh thần kinh doanh như: có chính sách thích hợp cho những người chịu thiệt thòi gồm thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật, …. các chương trình cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp tiềm năng, bất kể ở địa vị xã hội nào. Đối với chiều hướng né tránh sự không chắc chắn, có thể can thiệp làm giảm bớt những tác động của sự không chắc chắn thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế và kỹ thuật cho các doanh nhân sáng tạo. Về khía cạnh nữ tính, cần có các chiến dịch nâng cao nhận thức về kinh doanh như là nguồn gốc của thành công và giàu có, tập trung vào các giá trị vật chất.