NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH (NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ)

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Để giải quyết những vấn đề đã được đặt ra, trước hết tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bởi đây là đề tài mới. Việc tiếp cận những đối tượng nghiên cứu được lựa chọn và xác định từ trước nhằm khám phá các yếu tố văn hóa và mức độ ảnh hưởng đến TTKD của doanh nhân nữ Việt Nam.

Tác giả quyết định lựa chọn, liên hệ 5 đáp viên là chủ doanh nghiệp/giám đốc điều hành các DN có quy mô vừa và nhỏ ở Quảng Nam, Đà Nẵng và TP.HCM để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu. Việc lựa chọn các đối tượng này vì họ là những người đứng tuổi, có bề dày kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm cuộc sống. Việc tiếp cận họ để phỏng vấn chuyên sâu sẽ giúp cho đề tài có được những ý kiến sâu hơn về văn hóa và tinh thần kinh doanh.

Vì lý do tôn trọng và bảo mật thông tin cá nhân của đáp viên nên luận văn không ghi rõ họ tên và những mô tả đầy đủ những thông tin cơ bản phác họa đặc điểm cá nhân, địa điểm công tác của họ nhằm đảm bảo việc hiểu rõ về đặc điểm của đáp viên và chất lượng câu trả lời của đáp viên được thể hiện trong phần Phụ lục 2.

Nghiên cứu được tiến hành cụ thể như sau:

- Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả liên hệ với từng đáp viên qua điện thoại để sắp xếp thời gian và địa điểm phỏng vấn. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn các doanh nhân tại quán café, tại cơ quan làm việc và nhà riêng để thuận tiện cho đáp viên nhất.

- Lúc bắt đầu phỏng vấn, tác giả thảo luận, tìm hiểu nhận định của các doanh nhân bằng một số câu hỏi mở (xem phụ lục 1) có tính chất khám phá để xem họ phát hiện các nhân tố nào và theo những khía cạnh nào của văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh của doanh nhân dựa trên thang đo lý

thuyết mà tác giả đã nghiên cứu. Thông thường, mỗi cuộc phỏng vấn được thực hiện trong vòng 90 - 120 phút để có thời gian đáp viên suy nghĩ và nêu lên nhận định, đồng thời cũng tạo bầu không khí thoải mái. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh được tác giả đề xuất trong chương 1 để họ nêu lên chính kiến. Tất cả nội dung phỏng vấn được tác giả thu thập bằng cách ghi chép mà không thu âm trực tiếp vì đáp viên muốn bảo mật thông tin cá nhân đồng thời có buổi phỏng vấn một cách tự nhiên, thoải mái. Cuối cùng, tác giả tổng hợp các ý kiến và hiệu chỉnh bản câu hỏi cho phù hợp đặc biệt chú ý đến ngôn từ trong câu hỏi.

2.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Mặc dù quá trình thu thập và xử lý dữ liệu định tính với phương pháp đơn giản nhưng cũng mang lại một số kết quả nhất định phục vụ cho việc phân tích và nghiên cứu ở phần nghiên cứu định lượng. Cụ thể kết quả từ các cuộc phỏng vấn đem đến một số nhận định, ý kiến của các doanh nhân về vấn đề nghiên cứu như sau:

a.Cân bằng cuộc sống

Cuộc sống con người luôn tất bật với công việc, gia đình và xã hội. Điều này đòi hỏi con người phải biết cân bằng cuộc sống và thậm chí phải đưa ra sự lựa chọn giữa công việc, gia đình và xã hội. Với doanh nhân, đặc biệt là nữ lại là một điều hết sức khó khăn. Theo ông N.Đ.Q: “Khi tham gia hoạt động kinh doanh, phụ nữ thường gặp khó khăn trong vấn đề điều tiết giữa công việc và gia đình và thường họ lựa chọn gia đình nhiều hơn”. Bên cạnh đó, nhiều doanh nhân khác cũng đồng tình với ý kiến trên và bà M.T.T cho rằng: “Phụ nữ khi hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn nam giới bởi họ mất nhiều thời gian cho cả gia đình và kinh doanh nên sự ưu tiên hàng đầu của phụ nữ vẫn là vun vén hạnh phúc cho gia đình. Phụ nữ khi hoạt động kinh doanh phải đi gặp đối tác, khách hàng, đi công tác xa nhà nên

người chồng hay ghen và không tranh khỏi sự dị nghị của người đời rằng mình không có năng lực mà chỉ dựa vào mối quan hệ cá nhân và sắc đẹp”.

b.Về khởi sự kinh doanh

Khởi sự kinh doanh là một thách thức lớn đối với nhiều người. Để trở thành doanh nhân, khởi nguồn doanh nghiệp, đòi hỏi con người phải biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ dám làm, có kiến thức, có bản lĩnh chấp nhận rủi ro, thất bại trong khi lập nghiệp và nhiều khi phải hi sinh nhiều thứ quan trọng của bản thân. Với phụ nữ, điều này chắc hẳn là gặp nhiều thách thức hơn nam giới. Những doanh nhân được phỏng vấn đều cho rằng nữ có tinh thần khởi sự kinh doanh ít hơn nam giới. Theo ông N.Đ.C: “Phụ nữ thường gặp khó khăn trong việc khởi sự kinh doanh, vấn đề công việc phải gặp gỡ khách hàng, bon chen quá nhiều kèm theo là sự san sẻ thời gian quan tâm chăm sóc con cái nên rất dễ đánh mất hạnh phúc gia đình. Khi đó, nếu là người đàn ông thì việc lập gia đình mới và phát triển sự nghiệp rất đơn giản còn phụ nữ thì rất khó bởi sự định kiến về giới. Đây là yếu tố gây cản trở nữ doanh nhân không muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh”.

Một khi phụ nữ tham gia kinh doanh/điều hành doanh nghiệp là phải có động lực rất lớn và họ có đủ năng lực, bản lĩnh để theo đuổi điều đó. Theo bà N.T.T.N: “Lý do Cô thành lập công ty là Cô muốn làm chủ tài chính, không phụ thuộc vào bất cứ ai. Bên cạnh đó, khi lập gia đình thì có nhiều thứ phải lo (nhà cửa, xe cộ, con cái,…) nên người phụ nữ cần đóng góp tài chính cùng với chồng để xây dựng gia đình. Ngoài ra, điều Cô muốn kinh doanh để không phụ thuộc vào chồng về tài chính. Đồng thời với việc này là quản lý tài chính của chồng. Quản lý ở đây không phải là bắt chồng mình giao nộp hết thu nhập cho vợ quản mà là người vợ phải biết chồng có thu nhập bao nhiêu? chi tiêu vào những việc gì. Đây cũng là cách phụ nữ hạn chế tình trạng lăng nhăng của chồng bởi không có tiền thì không thể đi ngoại tình”. Ngoài lý do

được làm chủ tài chính của 3 nữ doanh nhân được phỏng vấn còn có những lý do khác như muốn chứng tỏ cho mọi người biết mình vẫn làm được những gì người khác làm, có thu nhập để nuôi nấng con cái, chăm sóc người thân,….

c. Yếu tố thành công

Để trở thành doanh nhân thành công thì hội tụ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Theo ông N.Đ.Q: “Yếu tố thành công là từ 90% may mắn còn lại là sự đam mê và nắm bắt cơ hội”. Hầu hết các doanh nhân tham gia trả lời đều cho rằng con đường đi đến thành công trước hết là phải có sự đam mê, cần cù, biết nhìn nhận và nắm bắt cơ hội. Bên cạnh đó, để yên tâm kinh doanh thì cần có sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và đặc biệt người chồng/vợ hiểu mình, quan tâm, chia sẻ cả vật chất lẫn tinh thần.

d.Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực ở doanh nhân là đề cập đến sự quản lý/đối xử của cấp trên với cấp dưới. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề này, có người thì tin tưởng, ít có khoảng cách với cấp dưới, có người thì ngược lại. Theo bà H.H.V: “Hiện tại Cô quản lý công ty, hai quán cà phê, một dãy trọ, hồ nuôi tôm giống và tôm thịt. Tuy nhiên, cô đều giao nhiệm vụ cho cấp dưới làm và trực tiếp giám sát hoạt động kinh doanh. Cô chỉ đứng ra đại diện pháp luật và giao dịch”. Ngược lại, theo ông N.Đ.C: “Bản thân là người rất thoải mái với nhân viên. Tuy nhiên, để công ty hoạt động hiệu quả, không có rủi ro gì xảy ra thì không nên tin tưởng quá ở nhân viên, không nên thảo luận cũng như giao nhiệm vụ quan trọng cho nhân viên”.

e. Chủ nghĩa cá nhân

Các doanh nhân được phỏng vấn là những người chủ và người điều hành doanh nghiệp. Do đó, sự sống còn của công ty là sự sống còn của bản thân và gia đình họ. Chính vì vậy, họ đều gắn lợi ích, mục tiêu, bản thân mình vào công ty dù có gặp khó khăn đến cỡ nào.

f. Nam tính/nữ tính

Nam tính/nữ tính là định hướng giá trị của xã hội theo nam tính hay nữ tính. Nền văn hóa nam tính có xu hướng coi trọng nam giới với sự quyết đoán, tham vọng, mạnh mẽ còn văn hóa nữ tính chú trọng vào mối quan hệ, giải quyết vấn đề mềm dẻo. Các doanh nhân được phỏng vấn về vấn đề này lại có các ý kiến khác nhau. Theo ông N.Đ.Q: “Với đàn ông, sự nghiệp vững vàng, nguồn tài chính khá và ổn định là rất quan trọng. Lý do cho điều này là đàn ông là trụ cột của gia đình, phụ nữ chỉ cần ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái hoặc nếu đi làm thì tôi thích vợ là giáo viên để có thời gian gần gũi gia đình”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến hơi khác từ nam doanh nhân, ông N.Đ.C cho rằng

“Tôi vẫn đồng ý sự nghiệp, danh lợi đối với đàn ông là quan trọng nhưng người phụ nữ hiện đại bây giờ cũng cần có điều đó. Bản thân tôi vẫn muốn vợ mình đi làm bên ngoài, không cần nhiều tiền nhưng có việc làm tốt, vị trí trong xã hội để giúp vợ tự tin hơn đồng thời mình cũng được đẹp mắt so với những người đàn ông khác vì có vợ vừa giỏi vừa đảm đang”. Bên cạnh đó, hầu như 3 nữ doanh nhân được phỏng vấn cũng gần giống với quan điểm của ông N.Đ.C, họ cho rằng đàn ông là trụ cột nhưng phụ nữ cần cùng chồng đóng góp xây dựng gia đình, có sự nghiệp vững vàng để tự chủ tài chính, thể hiện bản thân và có chỗ đứng trong xã hội.

g.Né tránh sự không chắc chắn

Hầu hết, các doanh nhân được phỏng vấn đều né tránh sự không chắc chắn cao, họ làm gì cũng rất cẩn thận, tính toán kỹ lưỡng, không vội vàng. Đối diện với thử thách khi kinh doanh, theo bà M.T.T “Lúc Cô còn trẻ, Cô cũng rất năng động, việc gì cũng thử, kinh doanh không ngại thua lỗ. Tuy nhiên, bây giờ con lớn, cuộc sống không chỉ có mình mình mà còn cả gia đình nên Cô đi bước nào chắc bước đó, cái gì chắc chắn thì mới đầu tư để cho an toàn”. Về việc vận hành công ty, các doanh nhân này đều đưa ra các quy định,

thủ tục, quy trình chặt chẽ cho nhân viên thực hiện nhằm hạn chế sai sót nhưng đồng thời một số việc cũng linh hoạt, mềm dẻo với nhân viên.

h.Thang đo đo lường văn hóa và tinh thần kinh doanh

Dựa vào kết quả trao đổi, phỏng vấn các doanh nhân, tác giả đã hiệu chỉnh bổ sung các thành phần cấu thành yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới tinh thần kinh doanh của doanh nhân đồng thời phát triển thành thang đo nháp. Thang đo nháp được tác giả phát triển trên cơ sở kết quả phỏng vấn các doanh nhân, kết hợp tham khảo các thang đo của các bài nghiên cứu liên quan. Thang đo nháp được phát triển dưới hình thức thang đo Likert 5 bậc như sau:

- Thang đo yếu tố thành phần khoảng cách quyền lực (ký hiệu QL gồm 4 biến quan sát từ QL1 – QL5)

QL1: Cấp trên đưa ra hầu hết các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến cấp dưới.

QL2: Không nên hỏi quá thường xuyên ý kiến cấp dưới.

QL3: Cấp trên không nên giao nhiệm vụ quan trọng cho cấp dưới. QL4: Cần sử dụng quyền lực và sức mạnh khi đối xử với cấp dưới. QL5: Nhân viên không nên phản đối quyết định của cấp trên.

- Thang đo yếu tố thành phần né tránh sự không chắc chắn (ký hiệu KCC gồm 5 biến quan sát từ KCC1 – KCC5

KCC1: Cần có hướng dẫn chi tiết, lịch trình cụ thể để tôi thực hiện. KCC2: Cần theo dõi chặt chẽ các hướng dẫn và thủ tục.

KCC3: Quy trình làm việc tiêu chuẩn hóa là hữu ích. KCC4: Các quy định, điều lệ công ty là quan trọng KCC5: Các hướng dẫn vận hành là quan trọng

- Thang đo yếu tố thành phần chủ nghĩa cá nhân (ký hiệu CN gồm 5 biến quan sát từ CN1 – CN5)

CN2: Cá nhân cần gắn bó với nhóm dù nhóm đang gặp khó khăn. CN3: Thành công của nhóm quan trọng hơn cá nhân.

CN4: Cá nhân chỉ nên theo đuổi mục tiêu của mình sau mục tiêu nhóm.

CN5: Lòng trung thành của nhóm cần được khuyến khích ngay cả khi cá nhân chịu thiệt.

- Thang đo yếu tố thành phần nam tính (ký hiệu NT gồm 4 biến quan sát từ NT1 – NT4)

NT1: Với nam giới sự nghiệp vững vàng là quan trọng hơn nữ giới. NT2: Đàn ông thường giải quyết vấn đề theo lý trí; phụ nữ thường giải

quyết vấn đề với trực giác.

NT3: Có một số công việc mà người đàn ông luôn có thể làm tốt hơn so với phụ nữ.

NT4: Giải quyết các vấn đề khó khăn thường đòi hỏi tính năng động, mạnh mẽ - đó là điển hình của đàn ông.

- Thang đo yếu tố thành phần định hướng dài hạn (ký hiệu DH gồm 5 biến quan sát từ DH1 – DH5)

DH1: Làm việc hướng tới mục tiêu tổ chức dài hạn.

DH2: Cần tiết kiệm nguồn lực công ty cho sự cố bất ngờ trong tương lai.

DH3: Làm việc cho mối quan hệ trong tương lai với đối tác.

DH4: Chất lượng mối quan hệ trong tương lai với đối tác rất quan trọng.

DH5: Chất lượng mối quan hệ hiện tại với đối tác rất quan trọng. - Thang đo yếu tố thành phần tính đổi mới/sáng tạo (ký hiệu ĐM gồm 3 biến quan sát từ ĐM1 – ĐM3)

ĐM2: Trong 5 năm qua, công ty có rất nhiều dòng sản phẩm mới. ĐM3: Những thay đổi về dòng sản phẩm trong công ty là khá lớn.

- Thang đo yếu tố thành phần tính chủ động (ký hiệu CĐ gồm 5 biến quan sát từ CĐ1 – CĐ5)

CĐ1: So với đối thủ, công ty hay hành động trước, đối thủ theo sau. CĐ2: So với đối thủ, công ty thường tiên phong trong giới thiệu sản

phẩm mới, kỹ thuật, công nghệ,…

CĐ3: Tôi rất có xu hướng đi trước người khác trong giới thiệu những ý tưởng hay sản phẩm mới lạ.

CĐ4: Phản ứng với đối thủ, công ty thường tiếp nhận với tư thế công kích.

CĐ5: Công ty rất xông pha và cạnh tranh khốc liệt.

- Thang đo yếu tố thành phần chấp nhận rủi ro (ký hiệu RR gồm 3 biến quan sát từ RR1 – RR3)

RR1: Công ty thường ủng hộ mạnh mẽ đối với các dự án có rủi ro cao.

RR2: Do bản chất môi trường nên các hành động táo bạo, rộng lớn là cần thiết để đạt được mục tiêu.

RR3: Công ty có khả năng và ý chí để tự định hướng theo đuổi các cơ hội.

Như vậy, với kết quả nghiên cứu định tính thì mô hình các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh của nữ doanh nhân Việt Nam cùng các giả thuyết nghiên cứu được giữ nguyên như ban đầu. Tuy nhiên có sự bổ sung QL2, KCC4, KCC5, CĐ4, CĐ5 và sửa ngôn từ cho dễ hiểu.

2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG (NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC) 2.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

- Cách thức lấy mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Ngoài ra, để có được lượng mẫu như mong muốn, tác giả còn sử dụng phương pháp lấy mẫu tích lũy nhanh (Snowball). Có nghĩa là chọn một số người tham gia ban đầu, sau đó nhờ những người này giới thiệu tiếp những người khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (entrepreurship) của các nữ doanh nhân việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)