6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất nông nghiệp
a.Kết quả đầu ra:
Qui mô sản xuất nông nghiệp thể hiện kết quả đầu ra của nông nghiệp sau một chu kỳ sản xuất nhất định đƣợc thể hiện bằng số lƣợng sản phẩm, giá trị sản phẩm, GTSX của nông nghiệp. Nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lƣợng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lƣợng, giá trị sản phẩm hàng hóa đƣợc sản xuất ra.
Kết quả SXNN là sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Nó thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ... Nếu các nguồn lực này đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ thì kết quả sản xuất của nông nghiệp ngày ngày gia tăng.
Gia tăng qui mô SXNN là gia tăng kết quả SXNN: Là số lƣợng sản phẩm và giá trị sản phẩm cũng nhƣ sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp đƣợc sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn so với năm trƣớc.
b.Sử dụng các yếu tố nguồn lực
Qui mô sản xuất nông nghiệp đạt đƣợc thông qua sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ… Nếu các nguồn lực này đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ đồng bộ thì kết quả sản xuất của nông nghiệp ngày ngày phát triển.
nghiệp dƣới hai hình thức: Tăng trưởng nông nghiệp theo chiều rộng: Đó là sự tăng trƣởng nông nghiệp đạt đƣợc do gia tăng quy mô các nguồn lực nhƣ vốn, lao động. Tăng trưởng nông nghiệp theo chiều sâu: Đó là sự tăng trƣởng nông nghiệp đạt đƣợc do yếu tố TFP. TFP là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa đầu ra (đƣợc tính theo giá so sánh) với mức kết hợp giữa các yếu tố đầu vào. TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực đƣợc sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra, TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết. Giả sử tổng sản lƣợng sản xuất ra đƣợc xác định theo hàm sản xuất Cobb –Douglas (Y AL K ) với hai yêu tố nguồn lực là vốn (K) và lao động (L). Tăng trƣởng yếu tố TFP đƣợc xác định nhƣ sau: (gK, gL là tốc độ tăng trƣờng của vốn, lao động, α và β tiêu biểu tỷ trọng thu nhập từ tiền lƣơng, sinh lợi từ vốn trong tổng thu nhập).
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động.
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội, nhƣng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tƣ cách yếu tố nguồn lực của sản xuất, là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đƣợc.
Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trƣớc lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con ngƣời. Nhƣng từ khi con ngƣời khai phá ruộng đất, đƣa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con ngƣời, trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ đƣợc kết tinh ở trong đó, thì ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao
động. Ruộng đất vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động.Sự kết hợp của đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tƣ liệu sản xuất trong nông nghiệp. Không những thế, ruộng đất còn là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, tƣ liệu sản xuất đặc biệt, tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc.
Vốn trong nông nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, ruộng đất, cơ sở hạ tầng và các tài nguyên thiên nhiên có thể đƣợc coi nhƣ là các loại vốn trong sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm sản xuất của nông nghiệp gắn với quá trình sinh học của cây trồng, vật nuôi; chịu ảnh hƣởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu; chính vì vậy nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro cao, có thể mất vốn khi bị thiên tai, dịch bệnh.
Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp: Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phƣơng thức và phƣơng pháp hƣớng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con ngƣời. Công nghệ gồm hai phần khác nhau là “phần cứng” và “phần mềm”.
Tiêu chí đánh qui mô các yếu tố đầu vào:
+ Lao động trong nông nghiệp.
+ Đất đai sử dụng trong nông nghiệp. + Vốn trong nông nghiệp.
+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp. + Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp
Tiêu chí đánh giá qui mô đầu ra của nông nghiệp:
+ Số lƣợng sản phẩm các loại đƣợc sản xuất ra + Giá trị sản phẩm đƣợc sản xuất ra
+ Giá trị sản lƣợng nông nghiệp hàng hóa. + Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm.
+ Mức tăng và tốc độ tăng của GTSXqua các năm. + Mức tăng và tốc độ tăng của GTSX qua các năm. + Mức tăng và tốc độ tăng GTSX qua các năm.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
a.Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế: Là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nƣớc. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lƣợng và chất lƣợng tƣơng đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế.
Các yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sản phẩm của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội diễn ra liên tục và phát triển cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội gồm hai hình thức cơ bản: Phân công lao động xã hội theo ngành và phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Hai hình thức cơ bản của phân công lao động xã hội đó gắn bó với nhau. Phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu tạo ra cơ cấu các thành phần kinh tế. Nhƣ vậy xét trên tổng thể cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: Cơ cấu ngành, Cơ cấu vùng lãnh thổ, Cơ cấu thành phần kinh tế và Cơ cấu kỹ thuật.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung nhƣ: cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò là hạt nhân. Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá nhƣ: sản xuất lƣơng thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau...
Cơ cấu ngành chăn nuôi: Cơ cấu ngành chăn nuôi bao gồm nội dung nhƣ số lƣợng vật nuôi, nhóm vật nuôi, phân bố vật nuôi theo địa bàn, theo thành phần kinh tế...
b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của ngành, các vùng, các thành phần kinh tế cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của một nƣớc trong một giai đoạn nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tƣơng tác trong hệ thống theo những định hƣớng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đƣa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ƣu để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con ngƣời, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
Tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:Từ những nội dung phân tích trên,hệ thốngchỉ tiêu thể hiện cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm:
Tỷ trọng GTSX của các ngành, các bộ phận trong nông nghiệp Tỷ trọng GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi
Cơ cấu vốn trong ngành nông nghiệp. Cơ cấu ruộng đất trong ngành nông nghiệp.
Cơ cấu GTSX, diện tích theo xã, thành thị, nông thôn. Cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế.
1.2.3. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
a.Kinh tế nông hộ:
Kinh tế nông hộ là một một đơn vị kinh tế có đất đai, tƣ liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình.
b.Kinh tế trang trại:
Kinh tế trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 2/2/2000 của Chính phủ: “ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn với chế biến và tiêu thụ ...”.
c.Hợp tác xã:
Theo Điều 3 Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam. “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã hoạt động theo luật doanh nghiệp.
d.Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp:
Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo Luật doanh nghiệp và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp nghĩa là tăng số lƣợng lẫn quy mô của các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Việc gia tăng số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp đƣợc thể hiện bằng việc nhân rộng các cơ sở hiện tại, phát triển mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp, chuyển hóa kinh tế giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp, làm cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực khác có thể thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở.
Tiêu chí về số lượng các cơ sở sản xuất nông nghiệp:
Số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp của từng cơ sở sản xuất theo các năm, tổng số cơ sở sản xuất nông nghiệp.
Phân tích tốc độ tăng trƣởng của từng cơ sở sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn phân tích.
1.2.4. Thâm canh trong nông nghiệp.
Thâm canh là phƣơng thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lƣợng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tƣ thêm vốn và kỹ thuật mới trên một đơn vị diện tích. Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào SXNN nhƣ cơ giới hóa, thủy lợi, công nghệ sinh học... Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN.
Chỉ tiêu thể hiện trình độ thâm canh trong nông nghiệp gồm:
Diện tích đất trồng trọt đƣợc tƣới, tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi. Số lƣợng các hồ chứa, các đập ngăn mặn, các trạm bơm. Tỷ lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc, kết nối internet. Năng suất cây trồng, năng suất lao động.
Cơ cấu giống tốt trong ngành, tiểu ngành, bộ phận nông nghiệp.
1.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
"Thị trƣờng nông nghiệp" đƣợc sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trƣờng đƣợc sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Về bản chất, thị trƣờng nông nghiệp nói chung đƣợc hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau.
Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hoá chƣa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thƣờng diễn ra trực tiếp giữa nông dân với ngƣời tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dƣ ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phƣơng để bán cho những ngƣời tiêu dùng khác. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, ngƣời ta ít tiêu dùng trực tiếp các nông sản thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định theo những yêu cầu nhất định về chất lƣợng, thẩm mỹ, dinh dƣỡng, vệ sinh v.v... với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống thƣơng nghiệp bán lẻ để đến với ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nhƣ vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp, thị trƣờng nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. Tính chất phức tạp và đa dạng của thị trƣờng nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của ngƣời dân ở thành thị hay nông thôn.
Trong nông nghiệp, thị trƣờng đảm bảo cho quá trình PTNN là thị trƣờng các yếu tố đầu vào và thị trƣờng tiêu thụ nông sản.
Thị trƣờng các yếu tố đầu vào của SXNN nhƣ thị trƣờng vốn, thiết bị và vật tƣ nông nghiệp, quyền sử dụng đất, khoa học và công nghệ. Khi nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa phát triển đòi hỏi phải phát triển các thị trƣờng yếu tố đầu vào. Nhà nƣớc phải có các thể chế để phát triển hiệu quả thị trƣờng các yếu tố đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất, nhƣng đồng thời Nhà nƣớc kiểm soát thị trƣờng này để giảm thiểu những rủi ro đối với quá trình sản xuất.
Thị trƣờng tiêu thụ nông sản thƣờng phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về nông sản. Cung cầu nông sản có vai trò thúc đẩy sản xuất và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong SXNN. Cung cầu tạo ra cơ chế hình thành giá cả nông sản và thúc đẩy việc mua bán nông sản phù hợp với các quy luật của thị