Nhân tố điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến sản xuất và PTNN, trong đó các yếu tố quan trọng liên quan nhƣ dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

a.Dân tộc.

Dân tộc cƣ trú ở những vùng khác nhau sẽ có nền văn minh nông nghiệp khác nhau. Dân tộc cƣ trú ở vùng đồng bằng có trình độ, tập quán SXNN tiến bộ hơn so với dân tộc cƣ trú ở vùng miền núi. Trong cùng một vùng, nếu có nhiều dân tộc sinh sống, thì các dân tộc đó cũng có trình độ và tập quấn SXNN khác nhau.

b.Dân số.

Dân số là tập hợp những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.

c.Truyền thống.

Truyền thống ảnh hƣởng lớn đến quá trình sản xuất. Truyền thống tốt đẹp góp phần tích cực phát triển sản xuất, xây dựng xã hội mới, con ngƣời mới. Trong nông nghiệp, nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...

d.Dân trí.

độ học vấn trung bình của ngƣời dân: bao nhiều phần trăm biết đọc, biết viết; bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao... Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐĂK GLONG, TỈNH ĐĂK NÔNG

2.1.ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)