6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.6. Nâng cao hiệu quả và đóng góp của nông nghiệp
a.Hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm hiệu quả: Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt
rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu đƣợc kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhất định. Chỉ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế khi đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm có thể đạt đƣợc trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phƣơng diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ: Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào đƣợc tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lƣợng đầu ra nhất định nhằm đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá cầu các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn đƣợc gọi là hiệu quả về giá.
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế chỉ đạt đƣợc khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều đƣợc tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt đƣợc cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Bản chất của hiệu quả kinh tế: Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các
nhà kinh tế học đã đƣa ra những quan điểm khác nhau nhƣng đều thống nhất chung bản chất của nó. Ngƣời sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt đƣợc sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngƣợc lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt đƣợc hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngƣợc lại, đạt đƣợc kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.
Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong SXNN: Biết đƣợc mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợpnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.Làm căn cứ để xác định phƣơng hƣớng đạt tăng trƣởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lƣợng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngƣợc lại đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lƣợng cần đổi mới công nghệ.Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra.
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét đƣợc một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó ngƣời
ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phƣơng khác nhau trong một thời điểm xác định.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong SXNN
Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ đƣợc sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thƣờng là 1 năm.
Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thƣờng xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)
Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phầngiá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.VA = GO – IC
Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy đƣợc bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tƣ sản xuất.
b.Đóng góp của nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp thể hiện ở kết quả sản xuất, nhờ gia tăng kết quả sản xuất mà nâng cao đƣợc tích lũy và nâng cao đời sống ngƣời lao động. Tích lũy doanh nghiệp nông nghiệp tăng, phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp có hiệu quả, nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp cũng tăng, chứng tỏ quy mô phát triển về nông nghiệp. Đời sống ngƣời lao động cải thiện tốt, nghĩa là năng suất lao động cũng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, lƣơng của lao động nông nghiệp tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực lao động của nông nghiệp bền vững, là một trong những nguồn lực đầu vào không kém phần quan trọng để đƣa nông nghiệp phát triển.
Tiêu chí đánh giá đóng góp của sản xuất nông nghiệp:
Tỷ trọng GTSX nông nghiệp trong tổng GTSX của địa phƣơng. Số việc làm tạo ra từ nông nghiệp.
Số hộ nông dân thoát nghèo trong tổng số hộ nghèo…