Thực trạng gia tăng quy mô sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 50 - 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng gia tăng quy mô sản xuất nông nghiệp

a.Về giá trị sản xuất.

Nông lâm thủy sản: GTSX (theo giá cố định năm 2010) nông lâm thủy sản giai đoạn 2010-2014 tăng trƣởng bình quân 6,99%/năm.

Bảng 2.3: GTSX nông lâm thủy sản

Diễn giải

GTSX theo giá so sánh năm 2010 (ĐVT: tr/đ) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Nông nghiệp 471.971 624.469 646.526 699.914 858.217 12,70 Lâm nghiệp 12.866 14.563 13.439 11.806 14.306 2,14 Thủy sản 10.364 11.632 20.304 17.295 19.072 12,97 Tổng 495.201 650.664 680.269 729.015 891.595 12,48

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Năm 2014 là 891.595 triệu đồng. Tốc độ tăng trƣởng của ngành thủy sản tăng nhanh nhất là 12,97%/năm, nông nghiệp là 12,7%/năm và lâm nghiệp giảm 2,14%/năm. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng đứng thứ 2 nhƣng tỷ lệ đóng góp GTSX của nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện Đăk Glong. GTSX của nông nghiệp vẫn là nguồn thu cơ bản của huyện, tỷ trọng GTSX giai đoạn 2010-2014 luôn luông chiếm trên 96,25% GTSX toàn ngành nông lâm thủy sản huyện.

Nông nghiệp: Tăng trƣởng nhanh là nhờ vào phát triển của ngành chăn nuôi. GTSX ngành trồng trọt năm 2014 đạt 763.949 tỷ đồng, chiếm 89,01% GTSX ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2010-2014, GTSX trồng trọt là nguồn thu cơ bản của ngành nông nghiệp, tiếp theo là ngành chăn nuôi.

Bảng 2.4: GTSX nông nghiệp

Diễn giải GTSX theo giá so sánh năm 2010 (ĐVT: tr/đ)

Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Trồng trọt 434.428 571.907 591.516 640.362 763.949 11,95 Chăn nuôi 26.582 36.271 35.215 38.123 68.836 20,96 Dịch vụ 10.961 16.291 19.795 21.429 25.432 18,33 Tổng 471.971 624.469 646.526 699.914 858.217 12,70

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Trồng trọt.

Bảng 2.5: Sản lượng theo nhóm cây trồng.

Diễn giải Sản lƣợng (tấn) Tăng trƣởng 2010 2011 2012 2013 2014 (%) Cây hàng năm 137.249 78.583 109.003 90.727 88.446 -8,41 Cây lƣơng thực có hạt 88.330 8.400 8.652 8.078 7275 -39,31 Các loại cây có bột 48.919 70.183 100.351 82.649 81.171 10,66 Cây công nghiệp

hàng năm

Cây lâu năm 11.766 13.207 14.735 17.833 20.619 11,87 Cây công nghiệp

lâu năm 8.995 10.503 12.031 14.877 17.652 14,43 Cây ăn quả 2.771 2.704 2.704 2.956 2.967 1,38

Tổng 149.015 91.790 123.738 108.560 109.065 -6,05

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Cây hàng năm: Sản lƣợng cây hàng năm có xu hƣớng giảm, sản lƣợng năm 2014 chỉ đạt 88.446 tấn. Giai đoạn 2010-2014 giảm bình quân là 8,41%/năm. Mức giảm này thể hiện qua mức giảm mạnh của nhóm cây trồng lƣơng thực có hạt (giảm bình quân 39,31%/năm), nhóm cây có bột có tăng, mức tăng bình quân là 10,66%/năm.

Nhóm câu lâu năm tăng bình quân 11,87%/năm. Mức tăng này thể hiện qua mức tăng của nhóm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả nhƣng chủ yếu vẫn là từ nhóm cây công nghiệp lâu năm.

Chăn nuôi:

Sản lƣợng gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2010-2014 đã có gia tăng, mức tăng trƣởng bình quân gia súc là 10,21%/năm, gia cầm là 13,44%/năm.

Bảng 2.6: Sản lượng chăn nuôi.

Diễn giải Sản lƣợng (tấn thịt) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014

Gia súc 922 1.051 1.151 1.312 1.499 10,21

Gia cầm 157 214 249 277 295 13,44

Tổng 1.079 1.265 1.400 1.589 1.794 10,70

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

b.Sử dụng các yếu tố nguồn lực.

Lao động: Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 là 25,258 ngƣời, chiếm 46,33% tổng dân số. Nông, lâm, thủy sản chiếm 91,54% tổng lực lƣợng lao động của huyện.

Bảng 2.7: Lao động trong các ngành kinh tế và cơ sở SXKD

Diễn giải

Dân số (ĐVT: Ngƣời) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Lao động 18.943 19.833 20.774 22.643 25.558 6,17 Lao động NN Tổng 17.394 18.111 18.624 20.501 23.397 6,11 DN 41 45 110 122 126 25,17 Cơ sở cá thể, hộ gia đình 17.353 18.066 18.514 20.379 23.271 6,04

Lao động CNXD 1.111 1.214 1.600 1.600 1.613 7,74

Lao động DV 438 508 550 542 548 4,58

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014, Chi cục Thống kê huyện Đăk Glong)

Lao động nông nghiệp có mức tăng chậm hơn so với ngành công nghiệp xây dựng nhƣng cao hơn ngành dịch vụ, mức tăng bình quân lao động nông nghiệp là 6,17%/năm. Lao đông nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các cơ sở cá thể, hộ gia đình. Phần lớn chƣa qua đào tạo, trình độ tay nghề chƣa có, thời gian nhàn rỗi nhiều.

Đất đai: Đất nông nghiệp 100.643 ha chiếm 69,47%.

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng dụng đất trong nông nghiệp

Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 144.875,46 100

Đất nông nghiệp 100.643,10 69,47

Đất sản xuất nông nghiệp 14.616,70 10,09

Đất trồng cây hàng năm 1.074,00 0,74

Đất trồng lúa 869 0,60

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0 0,00

Đất trồng cây hàng năm khác 205 0,14

Đất trồng cây lâu năm 13.542,70 9,35

Đất lâm nghiệp 85.039,40 58,70 Đất rừng sản xuất 60.415,00 41,70 Đất rừng phòng hộ 8.379,60 5,78 Đất rừng đặc dụng 16.244,80 11,21 Đất nuôi trồng thủy sản 157 0,11 Đất nông nghiệp khác 830 0,57

Đất phi nông nghiệp 8.052,80 5,56

Đất chuyên dùng 3.089,82 2,13

Đất chƣa sử dụng 36.179,56 24,97

Đất bằng chƣa sửa dụng 1.647,52 1,14

Đất đồi núi chƣa sử dụng 34.532,04 23,84

Núi đá chƣa có rừng cây 0 0,00

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 14.617 ha chiếm 10,09%, đất lâm nghiệp là 85.309 chiếm 58,7%, đất nuôi trồng thủy sản là 157 ha chiếm 0,11%, đất nông nghiệp khác là 830 ha chiếm 0,57%. Đất phi nông nghiệp 8.052 ha chiếm 5,56%. Đất chƣa sử dụng là 36.179 ha chiếm 24,97%.

Vốn đầu tƣ:

Bảng 2.9: Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Diễn giải

Vốn ngân sách đầu tƣ (ĐVT: tr.đ) Tăng trƣởng

(%) 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng 5.892 8.444 8.450 9.449 10.755 12,79

Nông nghiệp 4.927 7.169 8.129 9.306 10.013 15,24

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đăk Glong)

Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho nông nghiệp chỉ khoảng 9.306 triệu đồng trong năm 2013 và năm 2014 là 10.013 triệu đồng. Tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ trong nông nghiệp là 15,24%/năm, trong khi vốn đầu tƣ toàn huyện có mức trƣởng là 12,79%/năm. Tỷ trọng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp còn khá cao so với tổng vốn đầu tƣ vào huyện, tỷ trọng luôn trên mức 83%. Cụ thể năm 2014, tỷ trọng vốn đầu tƣ vào nông nghiệp chỉ chiếm 93,11% trên tổng vốn đầu tƣ vào huyện Đăk Glong.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư vào ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đăk Glong)

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn còn đƣợc huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn đóng tiết kiệm của nông dân, vốn vây ngân hàng, tài trợ vốn, tài trợ giống, tài trợ kỹ thuật, vốn đầu tƣ của doanh nghiệp.

Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp.

Huyện Đăk Glong ngày càng quan tâm hơn vào việc ứng dụng KHCN trong SXNN. Ứng dụng, triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Công tác khuyến nông góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp ngƣời nông dân trong các khâu của sản xuất nhƣ hỗ trợ giống, hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác, chăn nuôi. Đấy nhanh các hoạt động khuyến nông, khuyến nhƣ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)