Mục tiêu định hƣớng phát triển của nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 82 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Mục tiêu định hƣớng phát triển của nông nghiệp huyện

a.Phương hướng phát triển nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với định hƣớng phát triển chung của tỉnh Đăk Nông, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống đô thị vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và hội nhập quốc hiệu quả.

Phát huy tối đa các nguồn lực, phát huy và khai thác tiềm năng lợi thế của địa phƣơng một cách tốt nhất. Tăng cƣờng ứng dụng các KHCN tiên tiến trong sản xuất, dịch vụ, tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Xây dựng huyện Đăk Glong văn minh - hiện đại - thân thiện với môi trƣờng - bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên.

Phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng và tăng cƣờng đầu tƣ cho nhân tố con ngƣời; thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời một cách toàn diện về đạo đức – trí – thể - mỹ; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chuyên môn hóa cao, kỹ năng thực hành giỏi, đáp ứng yêu cầu đối với mỗi lĩnh vực, nghề nghiệp, mỗi loại công việc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiệu quả.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đối giảm nghèo, nhất là đối đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tích cực triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khi hậu nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn kết chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt phải dựa trên quan điểm tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và chiến lƣợc phát triển chăn nuôi, trồng trọt đến năm 2020.

Chú trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hƣớng tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; gắn với bảo vệ môi trƣờng.

Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt theo cơ chế thị trƣờng, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho ngƣời chăn nuôi và ngƣời tiêu dùng.

b.Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015-2020.

Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện và phát triển theo xu thế phát triển bền vững. Đƣợc áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bƣớc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vƣơn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Phát triển tối đa lợi thế tiềm năng về các loại cây công nghiệp phù hợp với loại đất và nhu cầu tiêu dùng, kèm theo đó là phát triển công nghiệp phụ trợ nhƣ công nghiệp chế biển, bảo quản, sơ chế để nâng cao giá trị nông sản. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Giải quyết tốt yêu cầu đản bảo an ninh

lƣơng thực và không ngừng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.

Về trồng trọt: Giữ vững quỹ đất cho cây lƣơng thực nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Triển khai, nâng cao hiệu quả tại các vùng có quy hoạch sản xuất hàng hóa theo quy hoạch đã đƣợc duyệt của tỉnh Đăk Nông và của huyện đã phê duyệt. Phải lựa chọn một cơ cấu giống, cây trồng phù hợp và những công thức luân canh hợp lý trên từng vùng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động nông nghiệp.

Về chăn nuôi: Trên cơ sở lợi thế về điều kiện sinh thái từng vùng để tăng thêm số lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Áp dụng các thành tựu KHKT về giống, thức ăn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng ngành chăn nuôi theo hƣớng tập trung quy mô lớn, nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2020[13]:

- Tốc độ tăng GTSX là 16%/năm, với trồng trọt 12%, chăn nuôi 28%, dịch vụ nông nghiệp 20%/năm.

- Cơ cấu nội bộ ngành: trồng trọt 55%, chăn nuôi 35%, dịch vụ 10%. Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện, tổng hợp, đƣợc áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bƣớc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vƣơn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)