Hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 96 - 103)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp

a.Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ.

Khi nền nông nghiệp phát triển từ tự cung, tự cấp lên nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và cao hơn. Xu hƣớng kinh tế hộ phát triển về quy mô để hình thành, phát triển kinh tế trang trại. Vì thế, để phát triển cở sở kinh tế hộ cần củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ. Xu thế phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thƣơng mại thì vai trò của nông hộ một ngày giảm dần và thay vào đó là kinh tế trang trại, HTX, doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, GTSX

của ngành nông nghiệp huyện Đăk Glong chủ yếu từ đóng góp của kinh tế hộ. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh tế từ nông hộ là điều rất cần thiết cho giai đoạn của phát triển kinh tế và hƣớng chuyển dần sang kinh tế trang trại. Do đó cần lƣu ý thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Cải thiện môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng và nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho nông dân. Tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận vốn vay ƣu đãi. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông và giúp tiêu thụ nông sản.

Tạo điều kiện để hộ nông dân có thể tiếp cận vay vốn ƣu đãi với lãi suất thấp để đẩy mạnh đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho nông hộ về giống, kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản và giúp họ giải quyết vấn đề về tiêu thụ nông sản.

Khuyến khích, hƣớng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ đổi mới tƣ duy, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, thực hiện mở rộng ruộng đất, liên kết để tăng quy mô sản xuất. Thƣờng xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý, sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành kinh tế trang trại.

Động viên hộ nông dân tiếp tục phát huy truyền thống ham làm, cần cù, chăm chỉ, tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và nhu cầu thị trƣờng.

Hƣớng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết khi có dự án. Thực hiện phổ biến các mô hình sản xuất đã thí điểm thành công cho các hộ nông dân để tăng cƣờng SXNN.

Tiến hành nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp để các hộ gia đình chủ động đầu tƣ sản xuất, thực hiện chính sách sang, nhƣợng, cho thuê quyền sử dụng đất để có cơ hội tích tụ ruộng đất.

b.Phát triển hợp tác xã.

Thực tế cho thấy số lƣợng HTX của huyện năm 2014 là 4 HTX. Trong khi HTX có vị trí, vai trò tích cực hơn kinh tế hộ. Để phát triển HTX trong tái cơ cấu nông nghiệp, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhƣ, đẩy mạnh và nâng cao công tác tuyên truyền từ cấp ủy Đảng, Chính quyền đến ngƣời dân để thống nhất, nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng để có đƣợc sự nhận thức thống nhất, sâu sắc về vai trò, vị trí chiến lƣợc của nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân nông thôn.

Công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ HTX cần đƣợc chú trọng hơn; nhất là các lớp bồi dƣỡng cán bộ quản lý HTX ngắn ngày, đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ HTX. Khuyến khích, động viên lực lƣợng lao động trẻ và trí thức tham gia vào bộ máy lãnh đạo các HTX nông nghiệp, vừa phát huy đƣợc năng lực của họ, vừa phát huy đƣợc nguồn lực chất xám tại chỗ.

Tái cơ cấu nông nghiệp cần tập trung nguồn lực đầu tƣ kết cấu hạ tầng cho khu vực nông thôn; đẩy mạnh công tác dạy nghề, đào tạo nghề để phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp, cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn; thực hiện hiệu quả, lồng ghép các chƣơng trình, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn. Từng bƣớc hình thành những tổ hợp nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, trong đó hạt nhân là các HTX trong việc gắn kết chặt chẽ HTX với ngƣời nông dân và hƣớng tới xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững.

Thực hiện đào tạo nghề theo đề án, dự án sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo cho ngƣời làm nghề nông nắm vững khoa học, kỹ thuật và các kỹ năng cần thiết, có thể làm chủ đƣợc quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa. Hỗ trợ các HTX trong đào tạo nghề cho

nông dân khi tham gia các hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, đƣa trí thức trẻ về công tác tại tuyến xã và chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất. Việc khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tƣ vào địa bàn nông thôn có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt đối với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, dịch vụ. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Cùng với đó cần khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa ngƣời nông dân và doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trƣờng tiêu thụ.

Tập trung chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012. Bổ sung các chính sách thúc đẩy phát triển các hình thức HTX đa dạng trong các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Xây dựng các mô hình HTX ở các địa phƣơng để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng. Nghiên cứu đổi mới thể chế quản lý nhà nƣớc, tạo môi trƣờng thuận lợi hơn cho HTX nông nghiệp phát triển.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gồm cả các trang trại, gia trại. Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các hộ sản xuất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tạo ra giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp. Ban hành các chính sách cần thiết để tạo môi trƣờng minh bạch cho

nhà đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và điều chỉnh cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia đầu tƣ của các thành phần kinh tế vào phát triển nông nghiệp.

Thúc đẩy khuyến khích doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp và HTX đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, đầu tƣ vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động địa phƣơng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chính sách ƣu đãi về đất đai, tài chính, thuế, tín dụng… để khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tƣ vào vùng miền núi, khu vực khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn cung cấp tín dụng; đổi mới cơ chế, thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông dân và các đối tác kinh tế đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần thực hiện nguyên tắc bình đẳng cho HTX cũng nhƣ các thành phần kinh tế khác trong việc tiếp cận các nguồn vốn, tài nguyên, nhân lực, thông tin; tạo điều kiện cho HTX trong việc thuê đất sản xuất, xây trụ sở, nhà xƣởng; hỗ trợ HTX tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm trên thị trƣờng; đẩy mạnh hoạt động tƣ vấn hỗ trợ, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đào tạo nghề cho xã viên, ngƣời lao động trong HTX; tăng cƣờng công tác kiểm tra, hƣớng dẫn để HTX hoạt động đúng Luật và Điều lệ, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các HTX.

c.Phát triển kinh tế trang trại.

Số lƣợng trang tại của huyện năm 2014 là 47, phần lớn tập trung vào trồng cây lâu năm với 46 trang trại, chăn nuôi là 1 trang trại. Để phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt thì cần có nhiều giải pháp để thúc đẩy số lƣợng hình thành trang trại nhiều hơn, trong đó số lƣợng trang trại chăn nuôi phát triển nhanh hơn. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông

nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập cần thực hiện các giải pháp. Tăng cƣờng vận động, tuyên truyền về kinh tế trang trại. Xây dựng quy hoạch chi tiết SXNN và phổ biến cho ngƣời dân biết để có thể xác định nội dung, cách thức phát triển trang trại phù hợp.

Tăng cƣờng thực hiện các chƣơng trình đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp cận thị trƣờng, lập dự án đầu tƣ, kế hoạch sản xuất...

Khuyến khích phát triển về số lƣợng các trang trại trên địa bàn. Tăng cƣờng vận động, tuyên truyền, phổ biến nhận thức về tính chất, vị trí của kinh tế trang trại; về con đƣờng tất yếu đƣa kinh tế hộ phát triển hợp quy luật theo mô hình kinh tế trang trại. Từ đó sẽ tạo ra môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng ổn định, nhằm phát huy động lực của ngƣời dân, nhất là các nông hộ có ý chí và năng lực xây dựng trang trại để sản xuất kinh doanh và làm giàu.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và thành lập, mở rộng diện tích cho các trang trại. Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình đƣợc giao đất phát triển theo quy hoạch.

Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tƣ, vay vốn sản xuất. Chủ trang trại đƣợc thuê lao động không hạn chế về số lƣợng trên cơ sở thỏa thuận với ngƣời lao động phù hợp với Luật Lao động.

Khuyến khích các hộ dân chuyển nhƣợng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp.

Xây dựng đề án giao đất, cho thuê diện tích đất, mặt nƣớc cho hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để phát triển kinh tế trang trại. Ƣu tiên các hộ ở địa phƣơng có ý chí vƣơn lên làm giàu, mặt khác khuyến khích những ngƣời có

vốn ở nơi khác để đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại theo hợp đồng sử dụng đất. Hộ gia đình SXNN có nhu cầu và khả năng sử dụng đất vƣợt hạn điền của địa phƣơng đƣợc UBND xã xét thuê đất phát triển kinh tế trang trại.

Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại: thành lập quỹ cho vay kinh tế trang trại, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, bố trí một phần kinh phí từ các nguồn vốn cho vay để phát triển theo mô hình trang trại.

Xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, nƣớc sinh hoạt, thông tin… ở các vùng quy hoạch kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại. Lập dự án giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tƣ, nhất là đầu tƣ cơ sở chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông sản.

Đẩy mạnh liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng KHKT, quản lý, thông tin thị trƣờng; tiếp đến sẽ vận động thành lập HTX trang trại mà xã viên là các chủ trang trại.

d.Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp.

Để phát triển doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

Thực hiện tốt Nghị định của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.

Hỗ trợ, giúp đỡ đã các doanh nghiệp đang hoạt động phát triển, mở rộng quy mô về đất đai, vốn, lao động, quy mô sản xuất; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp...

Hỗ trợ, giúp đỡ đã các trang trại, HTX nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn ngày càng phát triển, mở rộng quy mô về đất đai, vốn, lao động... để có thể hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp. Có chính sách khuyến khích các trang trại, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp ở vùng

đồng bằng ven biển và miền núi trung du mở rộng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh sang chăn nuôi, trồng rau màu chuyên canh, cây ăn quả, cây công nghiệp... hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất kết hợp nông thủy sản, nông lâm, nông lâm thủy sản.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hiện có và sắp hình thành mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ đổi mới dây chuyền trang thiết bị, giống mới...; nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với thị trƣờng; mở rộng hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, trang trại, HTX, giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các hiệp hội chuyên ngành để tăng cƣờng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)