Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế

a.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tăng trƣởng kinh tế: Tốc độ tăng GTSX của kinh tế huyện bình quân năm giai đoạn 2010 - 2014 bình quân là 8,63%/năm. Nông, lâm, thủy sản

12,48%/năm;công nghiệp, xây dựng 1,16%/năm; dịch vụ, thƣơng mại 7,17%/năm.

Bảng 2.1: GTSX toàn huyện Đăk Glong

Diễn giải GTSX theo giá cố định (ĐVT: Tr/đ) Tăng trƣởng 2010 2011 2012 2013 2014 Nông nghiệp, lâm, thủy sản 495.201 650.664 680.269 729.015 891.595 12,48 Công nghiệp 288.646 191.640 226.457 264.391 305.722 1,16 Dịch vụ 116.988 129.033 147.477 158.205 165.381 7,17 Tổng 900.835 971.337 1.054.203 1.151.611 1.362.697 8,63

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đăk Glong)

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng GTSX của huyện

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đăk Glong)

Cơ cấu kinh tế: Năm 2014, GTSX nông, lâm, thủy sản chiếm 65,43%, có xu hƣớng tăng; công nghiệp - xây dựng 22,44%, dịch vụ 12,14%. Cơ cấu ngành trong giai đoạn 2010-2014 không thay đổi là nông nghiệp - công

nghiệp - dịch vụ.

b.Chính sách nông nghiệp.

Chính sách thuế: Huyện thực hiện miễn thuế nông nghiệp và thủy lợi phí đối với các hộ nông dân theo quy định.

Chính sách đầu tƣ, tín dụng: Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục để các hộ nông dân, doanh nghiệp đầu tƣ đƣợc vay vốn ƣu đãi theo chính sách của Chính phủ. Triển khai tốt các kế hoạch về hỗ trợ lãi suất vay vốn kinh doanh theo chủ chƣơng của tỉnh nhƣ Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND, ngày 01/6/2012 của UBND tỉnh Đăk Nông.

Chính sách về lao động, giải quyết việc làm: Huyện Đăk Glong thực hiện khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, thu hút lao động, giải quyết việc làm. Triển khai thực hiện theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg, ngày 05/4/2005; Quyết định số 15/2008/QĐ- TTg, ngày 23/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ; Luật lao động số 10/2013 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 3, ngày 18/6/2013; Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng chính phủ, v/v phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND, ngày 30/7/2013 của HĐND huyện Đăk Glong, về công tác đào tạo nghề cho lao động và giải quyết việc làm giai đoạn 2013-2015 và định hƣớng đến năm 2020.

c.Cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp huyện Đăk Glong trong thời gian từ khi thành lập đến nay đã đƣợc cải thiện đáng kể.

Hệ thống thủy lợi: Gồm các công trình cấp và tiêu nƣớc nhƣ đập nƣớc, đập ngăn mặn, hồ chứa, trạm bơm, hệ thống mƣơng dẫn, cống dẫn và mƣơng nội đồng. Ngoài hệ thống sống suối dầy đặc của huyện, hiện nay trên huyện đã có nhiều công trình thủy lợi, hồ, đập tích nƣớc phục vụ tƣới tiêu cho diện tích canh

tác. Đặc biệt là thủy điện Đồng Nai 3 với diện tích hồ chiếm một tỷ lệ lớn diện tích. Với lợi thế hồ phụ vụ thủy điện, vì vậy lƣợng nƣớc dữ trữ trong năm đƣợc trải đều, là điểm thuận lợi cho phụ vụ tƣới cây trồng, tránh đƣợc hiện tƣợng thiếu nƣớc cục bộ. Trên địa bàn huyện Đăk Glong hiện nay bao gồm nhiều hộ chứa nƣớc mới diện tích lớn, nhỏ khác nhau. Các hồ chứa nƣớc này đƣợc phân bố đồng đều trên các địa bàn khác nhau của huyện, là điểm mạnh trong hệ thống tƣới nƣớc phụ vụ sản xuất.

Giao thông: Do tính không thể tách rời giữa nông nghiệp, nông thôn; mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và xã hội mà hệ thống giao thông nông thôn phát triển cũng góp phần làm hạ chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Đƣờng Quốc lộ 28 đi qua nối liền tỉnh Lâm Đồng và thị xã Gia Nghĩa. Hện nay, UBND tỉnh Đăk Nông đã và đang triển khai xây dựng dự án đƣờng tránh đô thị Gia Nghĩa kết nối huyện Đăk Glong và huyện Kiến Đức. Bên cạn là hệ thống mạng lƣới giao thông nông thôn cũng nƣớc hình thành và phát triển khá nhanh nhờ từ các trƣơng trình nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, bê tông hóa nông thôn.

Hệ thống điện: Đến nay đã có 7/7 xã đảm bảonguồn điện, các hộ dân đã đƣợc sử dụng điện thƣờng xuyên đạt 70%. Nguồn điện này phục vụ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của ngƣời dân huyện, đặc biệt mạng lƣới điện này đã đi tới các khu vực của xã vùng ven của huyện.

Bƣu chính, viễn thông, thông tin, truyền hình: Thuê bao viễn thông tăng nhanh và đƣợc phủ sóng truyền thanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)