6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện
a.Rà soát lại các qui hoạch đã xây dựng.
Rà soát lại các qui hoạch theo từng chuyên ngành và qui hoạch của từng vùng kinh tế - sinh thái. Cần có sự khớp nối giữa qui hoạch chuyên ngành và qui hoạch ở mỗi vùng. Khi rà soát lại các qui hoạch chuyên ngành
và qui hoạch vùng, cần quán triệt quan điểm phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Theo quan điểm này, việc qui hoạch chỉ mang tính định hƣớng, không mang tính áp đặt hành chính.
b.Qui hoạch và tổ chức xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó, trước hết phải ưu tiên phục vụ sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hoá nông nghiệp.
Tuỳ đặc điểm thực tế ở mỗi vùng mà cần tập trung ƣu tiên xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Có nơi đó là hệ thống kênh mƣơng tƣới, tiêu nƣớc; có nơi đó lại là hệ thống hồ đập tạo nguồn nƣớc tƣới vào mùa khô; có nơi lại là hệ thống đƣờng nội đồng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đƣờng cho vùng chuyên môn hoá hình thành và phát triển. Việc này cần phải có Nhà nƣớc từ công tác qui hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng công trình, tổ chức khai thác và quản lý công trình.
c.Tiến hành đồng bộ giữa xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hoá
nông nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.
Đối với các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn đã chứng minh vai trò hạt nhân tạo cùng của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề thị trƣờng sản phẩm đầu ra cho các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
d.Nhà nước định hướng hình thành vùng thông qua các hoạt động
dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu.
Hoạt động dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, trong đó các loại giống cây, con có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi đã xây dựng xong qui hoạch vùng chuyên canh, sau khi đã khuyến cáo, tuyên truyền, tổ chức các mô hình trình diễn, và giới thiệu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra có triển
vọng, thì tự các hộ nông dân sẽ huy động các nguồn lực cho phát triển sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá mà Nhà nƣớc đã định hƣớng. Khi đó, việc cung ứng các yếu tố đầu vào sẽ là nhân tố quyết định tốc độ phát triển của vùng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, phải đề phòng xu thế tăng trƣởng quá nóng của quá trình mở rộng qui mô vùng chuyên môn hoá. Tức là đề phòng xu thế tăng trƣởng quá nhanh, dẫn đến mất cân đối trong việc giải quyết nhiều vấn đề về môi trƣờng, về kinh tế, về xã hội, mà chi phí để giải quyết những hậu quả đó có khi còn lớn hơn kết quả của tăng trƣởng quá nóng của vùng chuyên môn hoá đem lại.
e.Nhà nước thực thi chính sách hỗ trợ khi rủi ro xảy ra đối với những người sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá trong vùng qui hoạch.
Nhà nƣớc có thể thực hiện chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho những ngƣời sản xuất khi thị trƣờng suy thoái, mà chỉ những ngƣời sản xuất theo qui hoạch mới đƣợc hƣởng chính sách đó. Điều này giúp cho vùng chuyên môn hoá có thể phát triển ổn định trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đồng thời khuyến khích hộ nông dân cũng nhƣ các doanh nghiệp bố trí sản xuất phù hợp với qui hoạch của Nhà nƣớc về vùng chuyên môn hoá.
f. Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp.
Chính sách kinh tế tác động đến sự phát triển của nông nghiệp, các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Để thúc đẩy PTNN của huyện, ngoài các giải pháp cơ bản đã nêu ở trên, thời gian tới, cần quan tâm hoàn thiện một số chính sách liên quan sau:
Chính sách đất đai.
Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hƣớng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình, đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp hiện đại và cải thiện điều kiện sản xuất cho nông dân.
mà tăng thu nhập. Mở rộng quy mô diện tích tƣơng đƣơng với các trang trại hoạt động hiệu quả của các nƣớc trong khu vực. Không nên giới hạn thời gian sử dụng đất quá ngắn, tăng cƣờng quản lý bằng quy hoạch và trách nhiệm giao đất của nông dân khi nhu cầu quốc gia đòi hỏi.
Đồng thời, cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhà nƣớc liên quan đến cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, cho tặng, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hƣớng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất. Thay đổi chính sách, giá bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi.
Các hình thức tham gia đầu tƣ dự án hoặc góp vốn mua cổ phần bằng quyền sử dụng đất của nông dân phải đƣợc pháp luật bảo hộ, tránh đẩy nông dân vào vị thế bất lợi trong doanh nghiệp do không có khả năng tham gia quản lý doanh nghiệp.
Khuyến khích phát triển thị trƣờng chuyển nhƣợng, cho thuê đất nông nghiệp theo hƣớng công khai, minh bạch. Tăng cƣờng tƣ vấn pháp lý về đất đai cho nông dân để họ có thể tham gia thị trƣờng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất một cách có lợi. Đồng thời, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý đất đai, nhất là khâu lập hồ sơ đăng ký đất và bản đồ để có thể cung cấp dịch vụ cần thiết cho các bên giao dịch.
Ngoài ra, cần xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ quỹ đất nông nghiệp một cách hiệu quả, hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị, nhà ở, công sở. Hạn chế xây dựng các khu công nghiệp xen kẽ với các diện tích canh tác nông nghiệp để giảm thiểu tác động ô nhiễm không mong muốn, cũng nhƣ không đƣợc phá vỡ hệ thống thủy lợi đã xây dựng.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực.
có lực lƣợng lao động trong nông nghiệp chất lƣợng, linh hoạt, thích ứng với yêu cầu PTNN. Thực hiện chế độ, đãi ngộ hợp lý để thu hút những cán bộ quản lý có trình độ, ngƣời lao động tay nghề cao vào hoạt động SXNN.
Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tƣ vấn khuyến nông, tiếp cận thị trƣờng... nhằm nâng cao kiến thức, tri thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, ngƣời lao động nông nghiệp.
Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng và nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo với nhƣ cầu đào tạo nhân lực của các cơ sở sản xuất và yêu cầu PTNN cũng nhƣ sự cân đối về lực lƣợng lao động trông nông nghiệp.
Đi đôi với việc đào tạo, bồi dƣỡng, phải bố trí, sự dụng tốt nguồn lực đã đƣợc đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trƣờng, sự sáng tạo, lòng nhiệt thành của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lƣợng cao.
Chính sách tín dụng.
Có cơ chế đặc thù để phát triển mạng lƣới cơ sở tín dụng trên địa bàn, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn tín dụng, giải quyết tình trạng thiếu vốn của nông dân, cho nông dân vay kịp thời trong những thời kỳ cần vốn sản xuất để tránh phải bán tháo nông sản với giá thấp, hoặc phải đi vay nặng lãi.
Tăng cƣờng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, tƣ vấn, hƣớng dẫn thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua các tổ chức tín chấp, các đoàn thể chính trị xã hội hoặc tổ chức xã hội.
Áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, hỗ trợ lãi suất đối với các lĩnh vực cần ƣu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa trong từng thời kỳ. Từng bƣớc giảm nguồn hỗ trợ trực tiếp có tính chất bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc.
Chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
phẩm; tăng cƣờng dự báo giúp các chủ cơ sở sản xuất có điều kiện tiếp cận thông tin, từ đó chủ động lên kế hoạch sản xuất đáp ứng, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng.
Tăng cƣờng hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hiệu quả các hội chợ, chƣơng trình giới thiệu sản phẩm nông sản hàng hóa. Tạo điều kiện để các hộ sản xuất nông sản từng bƣớc gắn kết với các chợ đầu mối, các doanh nghiệp tiêu thụ. Khuyến khích các cơ sở sản xuất có khả năng tổ chức tiêu thụ, chế biến hoặc xúc tiến đầu mối tiêu thụ. Nghiên cứu và thực hiện lộ trình gia nhập các sàn giao dịch hàng hóa có chức năng thực hiện giao dịch mua bán thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lai... phù hợp với phƣơng thức giao dịch hiện đại phổ biến hiện nay.
Ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp và tiến tới triệt tiêu sự đầu cơ của tƣ thƣơng, chống lại những thủ đoạn ép giá nông sản. Khi có biến động thị trƣờng làm giá cả nông sản giảm mạnh, Nhà nƣớc cần can thiệp kịp thời để bình ổn giá, giúp cho các cơ sở sản xuất giảm thiệt hại và hạn chế tình trạng khi cung lớn hơn cầu, nông sản xuống giá thì chặt phá các cây trồng lâu năm, không tái sản xuất cây trồng hàng năm hoặc không tái đàn chăn nuôi..., còn đến khi cầu nông sản vƣợt lên cung thì không có sản phẩm để cung ứng.
3.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp.
a.Đất đai.
Xuất phát từ quan điểm nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nền tảng cho việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, do đó huyện cần ƣu tiên dành đất cho nông nghiệp. Hƣớng phát triển đất nông nghiệp huyện là vừa biến đổi cơ cấu phân ngành theo tài nguyên, lợi thế và yêu cầu thị trƣờng, vừa phát triển theo chiều sâu với hƣớng tạo ra giá trị sản lƣợng cao trên một đơn vị đất đai. Kết
hợp với việc tăng vụ và sử dụng diện tích đất trống dành cho nông nghiệp để tạo ra giá trị cao hơn. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông lâm, nông lâm ngƣ thủy sản kết hợp.
Hiện tại, huyện với diện tích nhỏ, dân số chƣa lớn, đất SXNN rộng lớn, tuy nhiên cần tập trung, tích tụ ruộng đất để đảm bảo quy mô, tăng nguồn lực sản xuất cho các đơn vị sản xuất. Quá trình tích tụ đất đai phù hợp với quy luật của thị trƣờng, đáp ứng đƣợc quyền lợi của ngƣời sở hữu và ngƣời sản xuất trên cơ sở chuyển nhƣợng, cho thuê, hoặc thông qua việc thành lập các trang trại. Tập trung tích tụ ruộng đất mới thực hiện đƣợc sản xuất lớn, tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng cƣờng thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Đồng thời cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau:
Xây dựng, điều chỉnh phù hợp quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng SXNN.
Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất. Tăng cƣờng công tác cải tạo và khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất SXNN ở từng vùng, từng xã…
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng SXNN; tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không đúng quy hoạch; hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất lƣơng thực sang đất ở, đất công nghiệp; khắc phục tình trạng “dự án treo” để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp...
b.Lao động.
Hiện nay, ở vùng nông thôn huyện, do còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế nên việc tiếp cận thông tin, cập nhật kiến thức, học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng lao động của ngƣời dân nông thôn còn nhiều
hạn chế, nhất là trình độ dân trí làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động nông nghiệp. Do đó cần thiết phải tích cực thực hiện tốt hơn nữa chính sách về giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp của huyện, với một số giải pháp sau:
Thực hiện đúng lộ trình và giữ vững việc phổ cập giáo dục các cấp, nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của ngƣời dân, tăng cƣờng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu SXNN, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập để thu hút lực lƣợng lao động trẻ, khỏe ở lại sinh sống, làm ăn góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực lao động nông nghiệp, nông thôn.
Đầu tƣ nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề, có chính sách thu hút, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển; tổ chức các lớp bồi dƣỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại cho các chủ trại mà, những ngƣời có nguyện vọng và có khả năng trở thành chủ trại.
Tổ chức chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, các hộ nông dân. Hỗ trợ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT. Thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức nhƣ lớp tại địa phƣơng, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức, hỗ trợ của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện, phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân… Khuyến khích chủ trang trại, nông dân, ngƣời lao động tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, tiếp cận kiến thức KHKT, công nghệ mới áp dụng trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng lực tổ chức thực hiện tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từ đó có thể chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống và tiến tới khá giả.
Thực hiện từng bƣớc giảm bớt lao động ở khu vực nông nghiệp, gắn liền với các biện pháp thâm canh, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, cách tiếp cận các thông tin, kiến thức về SXNN sạch, công nghệ, phƣơng thức sản xuất tiên tiến, kỹ thuật bảo quản, sơ chế nông sản, thị trƣờng nông sản...
c.Nguồn vốn.
Nguồn vốn là nguồn lực có vị trí rất quan trọng. Nguồn vốn, hình thức huy động vốn rất đa dạng nhƣ vốn từ ngân sách, vốn tích góp của nhân dân, vốn vay, vốn tài trợ. Hiện nay, các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở huyện cũng phát triển nhanh về số lƣợng, đây cũng là một lợi thế cho việc huy động nguồn vốn phục vụ đầu tƣ sản xuất. Tuy nhiên, việc huy động vốn, sử dụng vốn cần phải thực hiện một cách thật tốt mới có thể phát huy hết tiềm năng của nguồn lực này. Đối với huyện cần phải quán triệt quan điểm phải tận dụng tối đa nội lực, tránh tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại. Tạo điều kiện và nắm bắt mọi cơ hội để có thể huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế. Hình thành và phát triển thị trƣờng vốn có tổ chức ở nông thôn để đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn, đem lại nhiều lựa chọn. Có thể thực hiện một số biện pháp tạo vốn nhƣ sau:
Phát huy sức mạnh sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành