6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
a.Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế: Là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nƣớc. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lƣợng, tƣơng quan về chất lƣợng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lƣợng và chất lƣợng tƣơng đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù hợp, hợp lý trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và mỗi thành phần kinh tế.
Các yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sản phẩm của phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội diễn ra liên tục và phát triển cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội gồm hai hình thức cơ bản: Phân công lao động xã hội theo ngành và phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Hai hình thức cơ bản của phân công lao động xã hội đó gắn bó với nhau. Phân công lao động xã hội và chế độ sở hữu tạo ra cơ cấu các thành phần kinh tế. Nhƣ vậy xét trên tổng thể cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: Cơ cấu ngành, Cơ cấu vùng lãnh thổ, Cơ cấu thành phần kinh tế và Cơ cấu kỹ thuật.
Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt: Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm những nội dung nhƣ: cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo ngành, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo vùng kinh tế lãnh thổ và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo thành phần kinh tế. Tất cả những nội dung đó gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó cơ cấu ngành giữ vai trò là hạt nhân. Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá nhƣ: sản xuất lƣơng thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau...
Cơ cấu ngành chăn nuôi: Cơ cấu ngành chăn nuôi bao gồm nội dung nhƣ số lƣợng vật nuôi, nhóm vật nuôi, phân bố vật nuôi theo địa bàn, theo thành phần kinh tế...
b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi về vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của ngành, các vùng, các thành phần kinh tế cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của một nƣớc trong một giai đoạn nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tƣơng tác trong hệ thống theo những định hƣớng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đƣa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ƣu để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con ngƣời, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
Tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:Từ những nội dung phân tích trên,hệ thốngchỉ tiêu thể hiện cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gồm:
Tỷ trọng GTSX của các ngành, các bộ phận trong nông nghiệp Tỷ trọng GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi
Cơ cấu vốn trong ngành nông nghiệp. Cơ cấu ruộng đất trong ngành nông nghiệp.
Cơ cấu GTSX, diện tích theo xã, thành thị, nông thôn. Cơ cấu nông nghiệp theo thành phần kinh tế.