MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Có chính sách đủ mạnh để tăng cƣờng nâng cao dân trí cho khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giao thông không thuận lợi.

Nghiên cứu thực hiện miễn, giảm thuế với sản xuất và thu nhập của nông dân; HTX, tổ hợp tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để khuyến khích PTNN.

đất, chuyển nhƣợng, thế chấp, cho thuê và góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Thúc đẩy thực hiện tốt chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Ƣu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Có chính sách ƣu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tƣ vào địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa để họ tham gia giải quyết việc làm và tăng cơ hội để nông dân tham gia cung cấp nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp.

Có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ nông dân, HTX, nhà khoa học, doanh nghiệp liên kết và đảm đƣơng tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong liên kết. Hoàn thiện, tổ chức thực hiện tốt các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng liên kết để bảo vệ lợi ích cho các bên nhằm đảm bảo liên kết đƣợc chặt chẽ, bền vững.

Có chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lƣới tiêu thụ nông sản để nâng cao năng lực thƣơng mại hàng nông sản thông qua việc gia nhập các sàn giao dịch, sở giao dịch hàng hóa, giúp các nông dân, cơ sở SXNN yên tâm về thị trƣờng đầu ra để tập trung hơn vào sản xuất. cụ thể:

Xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn.

Từng bƣớc nhanh chóng hình thành đầy đủ hệ thống đồng bộ các thị trƣờng trong nông nghiệp nông thôn, gồm thị trƣờng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, trong đó quan trọng nhất là thị trƣờng vốn, thị trƣờng dịch vụ kỹ thuật và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Thị trƣờng tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp ổn định.

Thực hiện những quyết định điều tiết giá cả nông nghiệp một cách linh hoạt và phù hợp.

Trong nông nghiệp nƣớc ta hiện nay, do còn nhiều biến động phức tạp về thị trƣờng và giá cả, cần có những biện pháp điều tiết giá cả của Nhà nƣớc một cách rất linh hoạt đối với từng hình thái thị trƣờng và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Qui định giá giới hạn (khung giá) cho việc nhập khẩu xăng dầu, phân urê, giá cƣớc vận tải phục vụ nông nghiệp. Qui định giá xuất khẩu tối thiểu đối với các sản phẩm xuất khẩu nhƣ gạo, cà phê, chè, hạt điều, thuỷ sản chế biến v.v...

Qui định giá tối thiểu mua thóc và giá tối đa bán gạo tại các thị trƣờng trọng điểm khi có biến động giá đối với các công ty lƣơng thực vùng tham gia lƣu thông lƣơng thực trên thị trƣờng nội địa, các công ty chế biến và xuất khẩu.

Tổ chức đăng ký giá, hiệp thƣơng giá, niêm yết giá đối với các thành phần kinh tế tham giá thị trƣờng nông nghiệp đối với cả đầu vào và đầu ra.

Lập quĩ dự trữ bắt buộc và quĩ quốc gia bình ổn thị trƣờng. Các quỹ này đặt trực tiếp dƣới sự kiểm soát và điều hành có hiệu quả của Chính phủ khi cần thiết.

Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, kiểm tra lƣợng tồn kho hay dự trữ bắt buộc; sử dụng linh hoạt dự trữ bắt buộc; Thực hiện chính sách trợ giá khi cần thiết.

Khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh và chống độc quyền.

Để từng bƣớc tạo ra những điều kiện khách quan thúc đẩy cạnh tranh trong hệ thống thị trƣờng nông nghiệp thì đồng thời phải có những biện pháp tích cực chống độc quyền. Ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển sớm, để hạn chế độc quyền, Quốc hội thƣờng lập và phê chuẩn một đạo luật riêng. Trong điều kiện nƣớc ta chƣa có đạo luật chống độc quyền, cần đặc biệt coi trọng những vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là, có biện pháp phù hợp hạn chế độc quyền ở cả thị trƣờng cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nông nghiệp, nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp.

Hai là, coi trọng các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh trong việc cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Ba là, phát hiện và kiên quyết ngăn chặn các vấn đề nổi cộm bất thƣờng nảy sinh trên thị trƣờng nông nghiệp.

Thực hiện tốt chiến lược hội nhập vào thị trường nông nghiệp thế giới

Xu hƣớng nổi bật trong thời đại ngày nay là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều hơn giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới trong quá trình phát triển của từng quốc gia riêng biệt. Đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của nƣớc ta, việc tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp, từng bƣớc hội nhập vào thì trƣờng khu vực và quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Trong điều kiện còn chênh lệch nhiều về qui mô và trình độ sản xuất, muốn tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, từng bƣớc hội nhập vào thị trƣờng quốc tế hiện đang cạnh tranh gay gắt và đƣợc bảo vệ bằng những hàng rào rất tinh vi của các quốc gia, chúng ta cần phải:

Củng cố và tăng cƣờng vị trí vốn có ở các thị trƣờng quen thuộcvà các bạn truyền thống.

Tích cực mở rộng và tạo thế đứng trên các thị trƣờng mới.

Tham gia nhiều hơn vào các hiệp định và công ƣớc quốc tế có liên quan đến kinh tế và thƣơng mại.

Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụ kinh tế trong quan hệ ngoại thƣơng đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu (nhập khẩu vật tƣ nông nghiệp và xuất khẩu nông sản). Cần đặc biệt coi trọng những vấn đề sau đây:

Hoàn thiện việc xét và cấp quota xuất nhập khẩu, ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra trong việc xét và cấp quota. Sử dụng một cách khéo léo các công cụ phi thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Rà soát và hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu. Cần có chính sách bảo hộ thoả đáng và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập của Đảng và Nhà nƣớc ta với các đối tác trên thế giới. Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các đơn vị tham gia xuất nhập khẩu các sản phẩm có liên quan đến nông nghiệp. Trong điều kiện cho phép, mạnh dạn mở rộng quyền hoạt động xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp không phải của nhà nƣớc có đủ khả năng và điều kiện.

Điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp và linh hoạt để thúc đẩy các quan hệ buôn bán trên thị trƣờng quốc tế.

Thực hiện việc kiểm soát buôn bán tiểu ngạch và chống buôn lậu có hiệu qủa.

3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Nông.

Thực hiện tốt chính sách đất nông nghiệp của Chính phủ. Hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ nông dân khi chuyển giao đất thực hiện các dự án.

Tạo cơ hội thuận lợi để các nông hộ, cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn. Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhiều hơn, mạnh mẽ hơn cho cấp huyện và cấp xã để tăng cƣờng tự chủ ở cơ sở.

Xây dựng cơ chế đặc thù hỗ trợ nông dân sản xuất lƣơng thực và các cơ sở sản xuất miền núi, vùng sâu, vùng xa nhƣ cải tạo đất, đồng ruộng; mức hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch bệnh...

Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiếp cận, áp dụng tiến bộ KHCN vào SXNN để tăng năng suất và chất lƣợng nông sản. Nâng cao hiệu quả công tác vận động, hƣớng dẫn ngƣời nông dân áp dụng các phƣơng thức sản xuất an toàn sinh thái, các công nghệ sạch hơn và sử dụng giống sạch bệnh.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu của nông nghiệp huyện về lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể và hoàn thiện một số chính sách liên quan nhằm thúc đẩy nông nghiệp huyện Đăk Glong phát triển trong những năm tới. Luận văn đã hoàn thành đƣợc một số nội dung sau:

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến PTNN.

Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng và thực trạng PTNN huyện, phát hiện hạn chế, nguyên nhân.

Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy PTNN huyện Đăk Glong trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu thực trạng về nông nghiệp trên địa bàn huyện, luận văn đã chỉ ra:

Giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản giai đoạn 2010-2014 liên tục tăng, tăng trƣởng bình quân là 12,48%/năm. Giá trị nông nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 12,7%/năm. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng bình quân là 11,95%/năm. Chăn nuôi tăng 20,96%/năm.

Lao động chủ yếu ở vùng nông thôn và tham gia vào hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, mức tăng bình quân lao động trong nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 là 6,11%/năm. Diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ổn đình trong cả giai đoạn và chiếm 10,9%. Vốn đầu tƣ vào nông nghiệp liên tục tăng, tỷ lệ tăng bình quân là 15,24% và chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu đầu tƣ của huyện.

Cơ cấu ngành luôn ổn định là nông nghiệp-thủy sản-lâm nghiệp. Trồng trọt-chăn nuôi-dịch vụ. Cây trồng lâu năm tăng nhanh, cây hàng năm có xu hƣớng giám. Gia cầm có sản lƣợng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi. Thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đóng góp chủ yếu trong giá trị sản

xuất nông nghiệp. Nông nghiệp chủ yếu đƣợc sản xuất tập trung ở các vùng xã Quảng Sơn, Đăk Som và Quảng Hòa.

Tổ chức sản xuất vẫn chủ yếu là nông hộ, trong khi đó hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp chƣa có đóng góp nhiều, số lƣợng ít.

Thâm canh trong nông nghiệp còn hạn chế, chỉ có năng suất cây cao su, cà phê, dứa, xoài là có năng suất tăng.

Thị trƣờng không đƣợc chú trọng, nông sản đƣợc tiêu thụ thông qua thƣơng lái, nông sản chỉ ở dạng thô.

Hiệu quả kinh tế thấp, thể hiện qua hiệu quả qua chỉ số GO/IC trong giai đoạn 2010-2014 liên tục giảm, mức giảm bình quân là 5,48%/năm. Giá trị gia tăng trên chi phí (VA/IC) cũng liên tục giảm, mức giảm bình quân là 13,05%/năm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông Hà Nội.

[2] Thạc sĩ Đỗ Thị Thu (2008), phân tích thực trạng đầu tƣ vốn và chính sách đầu tƣ vốn cho ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Thành tỉnh Hải Dƣơng.

[3] PGS.TS Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới.

[4] TS. Đinh Văn Thông (2011), Nông nghiệp Việt Nam qua 25 năm đổi mới kinh tế (1986 - 2010).

[5] Th.S Nguyễn Thị Xuân, Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển nhƣ kỳ vọng.

[6] Báo điện tử của bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Một số vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đã phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trong 25 năm đổi mới.

[7] TS. Võ Trí Thành (2014), Cần đột phá phát triển nông nghiệp.

[8] Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam, Hội thảo KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (2014).

[9] Bộ trƣởng Cao Đức Phát (Hội nghị COP 21), mô hình nông nghiệp thông minh nâng cao khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu. [10] Báo công thƣơng, Giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn,

http://baocongthuong.com.vn/giai-phap-phat-trien-cong-nghiep-nong- thon.html.

nông nghiệp, nông thôn, http://vietbao.vn/Kinh-te/Giai-phap-phat-trien- nong-nghiep-nong-thon/1735183169/47/.

[12] Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Ausaid (2005), Tăng cƣờng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp.

[13] Báo cáo chính trị huyện Đăk Glong (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đăk Glong lần thứ II nhiệm kỳ 2015-2020 về việc đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II nhiệm kỳ 2010-2015.

[14] Bộ Nông nghiệp (2015), Công văn số 9675/BNN-QLCL ngày 30/11/2015, v/v tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn. [15] Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, "Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". [16] PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam

thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê Hà Nội.

[17] GS.TS Nguyễn Lân Dũng (2012), Nhìn lại nông nghiệp nƣớc ta.

[18] TS. Nguyễn Minh Đức (2013), Hiện đại hóa tiêu chuẩn hóa nông nghiệp để phát huy vai trò trụ đỡ nền kinh tế và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.

[19] Báo cáo chính trị tỉnh Đăk Nông (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đẳng bộ tỉnh Đăk Nông lần thứ II nhiệm kỳ 2010 2015.

[20] Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đăk Glong (2014), Báo cáo công tác năm 2014, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2015.

[21] PGS.TS Vũ Văn Phúc (2011), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.

[22] Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013,2014), Tình hình hoạt động của các Hợp tác xã, tổ hợp tác xã và trang trại năm 2013, 2014. [23] Báo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Sơ kết 2 năm thực

hiện Nghị quyết số 04-NQ-TU của tỉnh ủy Đăk Nông về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020. [24] UBND huyện Đăk Glong (2015), Báo cáo tình hình sử dụng đất năm

2010-2014.

[25] UBND tỉnh Đăk Nông (2013), Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đăk Nông đến năm 2020.

[26] Chi cục thống kê huyện Đăk Glong (2014), Niên giám thống kê huyện Đăk Glong (2010-2014).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)