6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP HUYỆN ĐĂK GLONG.
2.3.1. Những thành công
GTSX luôn tăng trƣởng nhanh. Cơ cấu ngành kinh tế huyện ổn định là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Cơ cấu tiểu ngành nông nghiệp là trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ.
Cơ cấu lao động của huyện Đăk Glong giai đoạn 2010-2014 là lao động nông nghiệp – lao động công nghiệp xây dựng – lao động dịch vụ.
tế nhà nƣớc.
Vùng kinh tế thuộc xã Quảng Sơn, xã Quảng Khê, xã Đăk Ha đang có xu hƣớng mở rộng. Đây là các xã có vị trí tiếp giáp thị xã Gia Nghĩa, huyện Đăk Song và huyện Krông Nô.
Năng suất cây trồng một số loại cây trồng đã tăng.
Lao động phần đa thuộc khu vực nông nghiệp đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.2. Những hạn chế.
Kinh tế trang trại, HTX và doanh nghiệp chƣa phát triển để thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Giá trị SXNN gần nhƣ hoàn toàn do nông hộ tạo ra.
Mặc dù tốc độ tăng trƣởng của các tiểu ngành kinh tế chăn nuôi tăng nhanh, tích cực nhƣng tỷ trọng đóng góp vào GTSX nông nghiệp chƣa cao.
Quy mô các nguồn lực còn khiêm tốn. Năng suất sử dụng đất thấp. Năng suất sản xuất chƣa cao. Nông dân, HTX, doanh nghiệp áp dụng tiến bộ KHKT chƣa nhiều.
Thâm canh trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Giống cây trồng là giống cây cũ với năng suất thấp. Việc áp dụng và thay đổi giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng và giá trị cao chậm đƣợc phổ biến rộng rãi đến nông dân sản xuất.
Đầu tƣ vào nông nghiệp chƣa cao, chƣa thực hiệu quả, chƣa tập trung vào những nông sản có lợi thế cạnh tranh, đầu tƣ còn giàn trải.
Thị trƣờng nông sản còn hạn chế. Chƣa chú trọng nhiều đến phát triển các loại hình dịch vụ với quy mô khác nhau cũng chƣa tạo đƣợc nhiều điều kiện và hỗ trợ nông dân giao lƣu và trao đổi hàng hóa bằng việc hƣớng dẫn công tác tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa tập trung có quy mô lớn.
Công nghiệp chế biến của huyện chƣa đƣợc phát huy. Nông sản chủ yếu bán ở dạng thô, ít cơ sở sản xuất tham gia vào khâu chế biến, bảo quản
nông sản. Nông sản đƣợc sản xuất ra chủ yếu là nông dân tự bảo quản, tự sở chế theo kinh nghiệm, không có cơ sở khoa học. Do đó chất lƣợng nông sản có chất lƣợng thấp.
Qua phân tích trên cho thấy hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, có chiều hƣớng đi xuống. Điều này cho thấy các chủ thể sản xuất cũng chƣa đƣợc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vẫn áp dụng cách sản xuất truyền thống. UBND huyện cũng chƣa chú trọng xúc tiến mạnh đến việc hỗ trợ, khuyến nghị nhiều vào khâu sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ.
Công tác khuyến nông, khuyến ngƣ còn nhiều hạn chế, chƣa có chiến lƣợc cụ thể trong phát triển nông sản theo hƣớng thị trƣờng. Công tác khuyến nông, khuyến ngƣ chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ đơn thuần nhƣhỗ trợ, tƣ vấn phòng ngừa các sâu bệnh của cây trồng. Chƣa có các chƣơng trình giới thiệu các giống cây trồng mới có chất lƣợng cao, hay hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất mới có hiệu quả.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ nhất: Huyện có địa hình phức tạp, đất sản xuất bị chia cắt, phân tán... là những yếu tố bất lợi cho SXNN.
Thứ hai: Trình độ SXNN thấp. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp chƣa hoàn thiện. Sản xuất vẫn mang tính truyền thống, chƣa áp dụng nhiều kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất.
Thứ ba: Tỷ lệ lao động là ngƣời già và phụ nữ tăng dẫn đến chất lƣợng lao động suy giảm.
Thứ tư: Mức đầu tƣ vào nông nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của SXNN hiện đại. Nguồn vốn vay ngân hàng chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nông dân.
Thứ sáu: Trình độ của các cán bộ huyện về công tác nông nghiệp còn hạn chế, nên chƣa có các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp phù hợp.
Thứa bảy: Công tác khuyến nông, khuyến ngƣ chƣa đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngƣ còn hạn chế, chƣa có kế hoạch, chiến lƣợc dài hạn.
Thứ tám: Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nói chung và các chiến lƣợc phát triển từng mặt hàng nông sản chƣa thực sự hiệu quả, chƣa theo cơ chế thị trƣờng.
Thứ chín: Hiệu quả đầu tƣ chƣa đƣợc chú trọng, kiểm tra kỹ, đầu tƣ mang tính giàn trải.
CHƢƠNG 3.
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐĂK GLONG
3.1.CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP.
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đăk Glong.
Tiếp tục xây dựng phát triển kinh tế của huyện với mức tăng trƣởng cao theo kế hoạch và quy hoạch đã đề ra. Hình thành cơ cấu kinh tế là nông nghiệp - công nghiệp – dịch vụ. Đầu tƣ có trọng tâm vào một số lĩnh vực có lợi thế nhƣ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.
Gắn mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với chỉ tiêu tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa thành thị và nông thôn, làm cho chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc cải thiện, trình độ dân trí đƣợc nâng lên.
Quan tâm đầu tƣ hỗ trợ phát triển vùng nông thôn, trƣớc hết là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi, nƣớc sinh hoạt, trạm y tế, trƣờng học. Mặt khác quan tâm đến các đối tƣợng chính sách xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực vùng sâu, vùng xa.
Phát triển kinh tế - xã hội phải chú ý đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Phát triển kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững. Xây dựng định hƣớng phát triển các ngành trên quan điểm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và luôn có giải pháp né tránh, phòng chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh. Việc xây dựng các cơ sở sản xuất đều phải tính đến đảm bảo an ninh, quốc phòng trong mọi tình huống.
Các mục tiêu kinh tế chủ yếu đến năm 2020[13]:
Tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2016-2020: 12%/năm.
GDP bình quân đầu ngƣời năm 2016-2020 tăng trƣởng bình quân là 9%/năm.
Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và nông nghiệp.
Tăng nhanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội.
3.1.2. Mục tiêu định hƣớng phát triển của nông nghiệp huyện.
a.Phương hướng phát triển nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp phải phù hợp với định hƣớng phát triển chung của tỉnh Đăk Nông, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống đô thị vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ và hội nhập quốc hiệu quả.
Phát huy tối đa các nguồn lực, phát huy và khai thác tiềm năng lợi thế của địa phƣơng một cách tốt nhất. Tăng cƣờng ứng dụng các KHCN tiên tiến trong sản xuất, dịch vụ, tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp.
Xây dựng huyện Đăk Glong văn minh - hiện đại - thân thiện với môi trƣờng - bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Tây Nguyên.
Phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng và tăng cƣờng đầu tƣ cho nhân tố con ngƣời; thực hiện chiến lƣợc phát triển con ngƣời một cách toàn diện về đạo đức – trí – thể - mỹ; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chuyên môn hóa cao, kỹ năng thực hành giỏi, đáp ứng yêu cầu đối với mỗi lĩnh vực, nghề nghiệp, mỗi loại công việc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiệu quả.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đối giảm nghèo, nhất là đối đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tích cực triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khi hậu nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn gắn kết chặt chẽ với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt phải dựa trên quan điểm tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và chiến lƣợc phát triển chăn nuôi, trồng trọt đến năm 2020.
Chú trọng phát triển những sản phẩm có tiềm năng và lợi thế theo hƣớng tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; gắn với bảo vệ môi trƣờng.
Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt theo cơ chế thị trƣờng, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc liên kết sản xuất, đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho ngƣời chăn nuôi và ngƣời tiêu dùng.
b.Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015-2020.
Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện và phát triển theo xu thế phát triển bền vững. Đƣợc áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bƣớc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vƣơn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Phát triển tối đa lợi thế tiềm năng về các loại cây công nghiệp phù hợp với loại đất và nhu cầu tiêu dùng, kèm theo đó là phát triển công nghiệp phụ trợ nhƣ công nghiệp chế biển, bảo quản, sơ chế để nâng cao giá trị nông sản. Chú trọng bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Giải quyết tốt yêu cầu đản bảo an ninh
lƣơng thực và không ngừng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.
Về trồng trọt: Giữ vững quỹ đất cho cây lƣơng thực nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực. Triển khai, nâng cao hiệu quả tại các vùng có quy hoạch sản xuất hàng hóa theo quy hoạch đã đƣợc duyệt của tỉnh Đăk Nông và của huyện đã phê duyệt. Phải lựa chọn một cơ cấu giống, cây trồng phù hợp và những công thức luân canh hợp lý trên từng vùng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động nông nghiệp.
Về chăn nuôi: Trên cơ sở lợi thế về điều kiện sinh thái từng vùng để tăng thêm số lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Áp dụng các thành tựu KHKT về giống, thức ăn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng ngành chăn nuôi theo hƣớng tập trung quy mô lớn, nâng cao thu nhập của nông dân, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2020[13]:
- Tốc độ tăng GTSX là 16%/năm, với trồng trọt 12%, chăn nuôi 28%, dịch vụ nông nghiệp 20%/năm.
- Cơ cấu nội bộ ngành: trồng trọt 55%, chăn nuôi 35%, dịch vụ 10%. Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện, tổng hợp, đƣợc áp dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học vào sản xuất, từng bƣớc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vƣơn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐĂK GLONG THỜI GIAN TỚI. ĐĂK GLONG THỜI GIAN TỚI.
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện.
a.Rà soát lại các qui hoạch đã xây dựng.
Rà soát lại các qui hoạch theo từng chuyên ngành và qui hoạch của từng vùng kinh tế - sinh thái. Cần có sự khớp nối giữa qui hoạch chuyên ngành và qui hoạch ở mỗi vùng. Khi rà soát lại các qui hoạch chuyên ngành
và qui hoạch vùng, cần quán triệt quan điểm phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Theo quan điểm này, việc qui hoạch chỉ mang tính định hƣớng, không mang tính áp đặt hành chính.
b.Qui hoạch và tổ chức xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó, trước hết phải ưu tiên phục vụ sự phát triển của sản phẩm chuyên môn hoá nông nghiệp.
Tuỳ đặc điểm thực tế ở mỗi vùng mà cần tập trung ƣu tiên xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Có nơi đó là hệ thống kênh mƣơng tƣới, tiêu nƣớc; có nơi đó lại là hệ thống hồ đập tạo nguồn nƣớc tƣới vào mùa khô; có nơi lại là hệ thống đƣờng nội đồng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đƣờng cho vùng chuyên môn hoá hình thành và phát triển. Việc này cần phải có Nhà nƣớc từ công tác qui hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng công trình, tổ chức khai thác và quản lý công trình.
c.Tiến hành đồng bộ giữa xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hoá
nông nghiệp và xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.
Đối với các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn đã chứng minh vai trò hạt nhân tạo cùng của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề thị trƣờng sản phẩm đầu ra cho các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
d.Nhà nước định hướng hình thành vùng thông qua các hoạt động
dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu.
Hoạt động dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất, trong đó các loại giống cây, con có ý nghĩa rất quan trọng. Sau khi đã xây dựng xong qui hoạch vùng chuyên canh, sau khi đã khuyến cáo, tuyên truyền, tổ chức các mô hình trình diễn, và giới thiệu thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra có triển
vọng, thì tự các hộ nông dân sẽ huy động các nguồn lực cho phát triển sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá mà Nhà nƣớc đã định hƣớng. Khi đó, việc cung ứng các yếu tố đầu vào sẽ là nhân tố quyết định tốc độ phát triển của vùng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, phải đề phòng xu thế tăng trƣởng quá nóng của quá trình mở rộng qui mô vùng chuyên môn hoá. Tức là đề phòng xu thế tăng trƣởng quá nhanh, dẫn đến mất cân đối trong việc giải quyết nhiều vấn đề về môi trƣờng, về kinh tế, về xã hội, mà chi phí để giải quyết những hậu quả đó có khi còn lớn hơn kết quả của tăng trƣởng quá nóng của vùng chuyên môn hoá đem lại.
e.Nhà nước thực thi chính sách hỗ trợ khi rủi ro xảy ra đối với những người sản xuất sản phẩm chuyên môn hoá trong vùng qui hoạch.
Nhà nƣớc có thể thực hiện chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho những ngƣời sản xuất khi thị trƣờng suy thoái, mà chỉ những ngƣời sản xuất theo qui hoạch mới đƣợc hƣởng chính sách đó. Điều này giúp cho vùng chuyên môn hoá có thể phát triển ổn định trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, đồng thời khuyến khích hộ nông dân cũng nhƣ các doanh nghiệp bố trí sản xuất phù hợp với qui hoạch của Nhà nƣớc về vùng chuyên môn hoá.
f. Hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp.
Chính sách kinh tế tác động đến sự phát triển của nông nghiệp, các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp, môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Để thúc đẩy PTNN của huyện, ngoài các giải pháp cơ bản đã nêu ở trên, thời gian tới, cần quan tâm hoàn thiện một số chính sách liên quan sau:
Chính sách đất đai.
Đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hƣớng tăng quy mô đất canh