6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Huyện Đăk GLong cần áp dụng tốt các chính sách về đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên địa bàn huyện cũng nhƣ sắp và sẽ tham gia hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản của huyện. Nhƣ thực hiện tốt việc giao đất, cho thuê đất, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất để các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân ổn định sản xuất.
Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện và nhất là định hƣớng nông sản theo thị trƣờng. Đó là việc xác định cây trồng chủ lực, cây trồng xen để tăng năng suất, tăng chất lƣợng nông sản đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng từ đó có phƣơng hƣớng, chiến lƣợc quy hoạch đất, quy hoạch khu vực chuyên canh.
Khuyến khích chuyển đổi giống cây trồng mới có năng suất cao. Trƣớc hết, huyện cần phải tìm hiểu về các loại giống cây trồng phù hợp với điều
kiện tự nhiên và cho năng suất cao. Từ đó khuyến khích, hỗ trợ, hƣớng dẫn các nông hộ chuyển đổi giống cây trồng.
Quy hoạch các cụm công nghiệp chế biến và có cơ chế ƣu đãi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khâu chế biến nông sản nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản, bảo quản nông sản có chất lƣợng cao.
Tổ chức triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn theo Công văn số 9675/BNN-QLCL ngày 30/11/2015[14]. Thông qua công tác này, huyện Đăk GLong có thể kiểm soát đƣợc nông sản an toàn do huyện sản xuất và các nông sản đƣợc bán trên địa bàn huyện. Kiểm soát chuối cung ứng nông sản nhƣ kiểm soát các cơ sở kinh doanh, phân phối nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, phân phối các nông sản an toàn.
Phát triển các loại hình dịch vụ với quy mô khác nhau; xây dựng và phát huy tốt các chợ trung tâm, chợ cụm xã, chợ xã; tổ chức họp chợ theo nhiều kiểu: cả ngày, buổi, phiên…
Tạo điều kiện và hỗ trợ nông dân giao lƣu và trao đổi hàng hóa bằng việc hƣớng dẫn công tác tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm hàng hóa tập trung có quy mô lớn.
Phát triển và tăng năng lực các hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ của các HTX nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Tăng cƣờng phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp tăng năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp và nâng cao giá trị nông sản sản xuất trên địa bàn huyện.
Coi trọng và nâng cao sức mua của thị trƣờng nông thôn, đi liền với đổi mới chính sách về xây dựng nông thôn mới, cần đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ thị trƣờng, đối với những vùng xa trung tâm thƣơng mại và giao thông còn khó khăn, vùng đồng bào xa trung tâm huyện.
Từng bƣớc hình thành các trung tâm thị trƣờng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của huyện. Mở rộng thị trƣờng, đi đôi với việc tích cực phát huy các loại thuế về điều kiện hiện có của huyện.
Cung cấp các thông tin cần thiết về thƣơng mại và kinh tế của huyện cho doanh nghiệp và ngƣời dân, khách du lịch, đồng thời tổ chức tốt việc thu nhập và cung cấp thông tin kinh tế trong nƣớc và ngoài nƣớc cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xất hàng hóa xuất khẩu trong huyện. phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu thì và bạn hàng.
Có kế hoạch phát triển các “chợ di động” phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa. Nhờ dễ cơ động nên các chợ di động có thể đến tận sân Gƣơl, rông, moong, duông (nhà sinh hoạt cộng đồng) hoặc tại các cầu thang, nhà sàn của đồng bào các thôn, bản miền núi. Bán mua thuận lợi, vì chủ những cái “chợ” thƣờng là mối quen của một số làng trên tuyến đƣờng nhất định so với chi phí đến trung tâm cụm xã hay xuống chợ huyện để mua sắm vật dụng và thực phẩm, giá cả tại chợ di động rẻ hơn nhiều.