Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

a.Cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp vẫn là ngành chính của huyện Đăk Glong, luôn có tỷ trọng lớn trong ngành nông lâm thủy sản, cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2010- 2014 ổn định: Nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Tỷ trọng các tiểu ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 ổn định. Trồng trọt chiếm một tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, năm 2014 tỷ trọng là 89,02%, chăn nuôi 8,02%, dịch vụ 2,96%.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng GTSX tiểu ngành nông nghiệp.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Cơ cấu tiểu ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 thể hiện: Trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ. Tuy nhiên, mức tăng trƣởng bình quân của các tiểu ngành nông nghiệp lại có sự thay đổi đáng kể trong nội bộ tiểu ngành giai đoạn 2010-2014.

b.Cơ cấu ngành trồng trọt.

Đối với cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt, sản lƣợng cây lƣơng thực giai đoạn 2010-2014 đang có chiều hƣớng giảm. Mức giảm sản lƣợng tập trung ở cây hàng năm là 8,41%/năm. Trong đó, cây công nghiệp lƣơng thực có hạt giảm sản lƣợng bình quân là 39,31%/năm. Nhóm cây lâu năm có mức sản lƣợng tăng bình quân là 11,87%/năm, sản lƣợng tăng chủ yếu do nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng 14,43%/năm. Cơ cấu cây trồng của huyện còn thể hiện qua biến động diện tích gieo trồng của các loại cây. Diện tích gieo trồng cây hàng năm và lâu năm đều tăng nhƣng diện tích trồng cây hàng năm tăng nhanh hơn, mức tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 9,84%/năm, cây lâu năm là 7,61%/năm. Bảng 2.10: Sản lượng nhóm cây trồng. Diễ giải Sản lƣợng (tấn) Tăng trƣởng 2010 2011 2012 2013 2014 (%) Cây hàng năm 137.249 78.583 109.003 90.727 88.446 -8,41 Cây lƣơng thực có hạt 88.330 8.400 8.652 8.078 7275 -39,31 Các loại cây có bột 48.919 70.183 100.351 82.649 81.171 10,66 Cây công nghiệp

hàng năm

Cây lâu năm 11.766 13.207 14.735 17.833 20.619 11,87 Cây công nghiệp

lâu năm 8.995 10.503 12.031 14.877 17.652 14,43 Cây ăn quả 2.771 2.704 2.704 2.956 2.967 1,38

Tổng 149.015 91.790 123.738 108.560 109.065 -6,05

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Nhóm cây hàng năm loại có bột tăng cao nhất là 32,36%. Nhƣ vậy, giai đoạn 2010-2014, huyện đăk GLong chủ yếu gia tăng sản lƣợng ở nhóm cây

có bột, nhóm nay biến động mạnh và đã có tác động đến diện tích gieo trồng gia tăng.

Bảng 2.11: Diện tích sử dụng gieo trồng.

Diễn giải 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng Tổng diện tích đất tự nhiên 100 100 100 100 100 (%) Đất SXNN 13,45 13,45 13,45 13,45 13,45 Cây hàng năm 5,27 6,32 8,80 8,28 8,42 9,84 Cây lƣơng thực có hạt 2,71 2,59 2,29 2,33 2,56 -1,16 Các loại cây có bột 1,39 3,45 6,23 5,64 5,64 32,36 Cây công nghiệp hàng

năm 0,10 0,08 0,09 0,09 0,09 -2,59

Cây hàng năm khác 0,20 0,20 0,20 0,23 0,25 4,67

Cây lâu năm 7,38 7,87 9,51 10,08 10,65 7,61

Cây công nghiệp lâu năm 6,58 7,13 8,85 9,33 9,83 8,36

Cây ăn quả 0,70 0,63 0,53 0,61 0,68 -0,70

Cây lâu năm khác 0,10 0,12 0,13 0,13 0,15 7,21

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2013, năm 2014)

c.Cơ cấu ngành chăn nuôi.

Bảng 2.12: Sản lượng ngành chăn nuôi

Diễn giải Sản lƣợng (tấn thịt) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014

Gia súc 922 1.051 1.151 1.312 1.499 10,21

Gia cầm 157 214 249 277 295 13,44

Tổng 1.079 1.265 1.400 1.589 1.794 10,70

Vật nuôi của ngành chăn nuôi huyện Đăk Glong chủ yếu ở các vật nuôi: Lợn, trâu, bò, gà, gia súc khác.

Bảng 2.13: Sản lượng vật chăn nuôi chủ yếu.

Diễn giải ĐVT Năm Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Trâu Con 1027 1070 1116 552 531 -12,36 Bò 2.246 2.454 2.601 1429 1.607 -6,48 Lợn 6.685 7.895 8.844 10.729 12.552 13,43 Dê 1.027 1.048 1.114 185 548 -11,81 Gà 82.637 87.690 104.770 155.117 178.110 16,60 Gia cầm khác 10.214 9.750 12.789 12.614 13.744 6,12 Trâu Tấn thịt 30 35 36 43 47 9,39 Bò 124 145 154 169 192 9,14 Lợn 768 871 961 1100 1.260 10,41 Gà 140 192 227 212 237 11,10 Gia cầm khác 17 22 22 65 58 27,82

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi, Sản lƣợng gia súc giai đoạn 2010-2014 vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lƣợng chăn nuôi. Mức tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 của gia súc là 10,21%/năm.

Trong đó, mức tăng này chủ yếu từ tăng số lƣợng và sản lƣợng thịt của lợn, bò và trâu, sản lƣợng lợn tăng là 10,41%/năm, trâu là 9,14%/năm, bò là 9,39%/năm.

Số lƣợng gia cầm tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 13,44%/năm. Trong đó, số lƣợng gà tăng 16,6%/năm, gia súc khác tăng 6,12%/năm. Sản

lƣợng thịt gà đƣợc cung cấp trên thị trƣờng tăng 11,1%/năm, gia súc khác tăng 27,82%/năm.

Nhƣ vậy, Cơ cấu vật nuôi trong nội bộ tiểu ngành chăn nuôi gia súc thì chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2010-2014 chiếm vị trí đứng đầu, tiếp đến là chăn nuôi bòvàtrâu. Trong nội bộ tiểu ngành chăn nuôi gia súc thì chăn nuôi gà chiếm vị trí chủ yếu.

d.Cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp.

Các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cấu thành nên GTSX của ngành nông nghiệp. Năm 2014, các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đã đóng góp đến 98,71% GTSX của ngành nông lâm thủy sản và luôn chiếm vị trí đầu trong suốt gian đoạn 2010-2014.

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng đóng góp GTSX của các thành phần kinh tế.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Mức tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2010-2014 của kinh tế ngoài nhà nƣớc đạt 10,32%/năm, kinh tế ngoài nhà nƣớc là 2,07%/năm. Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong giai đoạn 2010-2014 không có.

Bảng 2.14: GTSX phân theo thành phần kinh tế.

Diễn giải

GTSX NN theo giá so sánh năm 2010 (ĐVT: tr/đ) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 538.578 640.099 669.954 717.961 880.079 10,32 Kinh tế Nhà nƣớc 10.397 10.565 10.315 11.054 11.516 2,07 Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tổng 548.975 650.664 680.269 729.015 891.595 10,19

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện, Chi cục thống kê huyện Đăk Glong)

e.Lao động.

Lao động trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2014 của huyện Đăk Glong chiếm một tỷ trọng lớn trong lao động của huyện. Cơ cấu lao động của huyện Đăk Glong giai đoạn 2010-2014 là lao động nông nghiệp – lao động công nghiệp xây dựng – lao động dịch vụ.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng lao động trong các nghành.

Theo giới tính thì lao động nam chiếm tỷ trọng cao trong lao động của huyện, nhƣng tỷ trọng nay không khác nhau nhiều. Năm 2014, tỷ trọng lao động nam chiếm 53%, nữ chiếm 47%. Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng lao động phân theo giới tính.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng lao động phân theo thành thị nông thôn.

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Lao động nông nghiệp vẫn chủ yếu ở cơ sở sản xuất kinh doanh hộ cá thể, gia đình.

f. Cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ.

Địa giới hành chính huyện Đăk Glong đƣợc chia thành 7 xã.Giai đoạn 2010-2014, diện tích gieo trồng cây hàng năm tập trung đƣợc trồng tại các xã gồm: xã Đăk Ha, xã Quảng Khê.

Bảng 2.15: Diện tích gieo trồng cây hàng năm phân theo xã.

Phƣờng

Diện tích trồng cây hàng năm (ha) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Xã Quảng Sơn 1.201 1.474 2.162 2.315 2.345 14,32 Xã Đăk Ha 541 816 1.220 1.310 1.330 19,71 Xã Đăk Rmăng 883 944 1.289 1.446 1.476 10,82 Xã Quảng Khê 430 563 1.332 1.008 1.032 19,14 Xã Đăk Plao 724 522 863 278 298 -16,27 Xã Đăk Som 1.071 1.535 1.638 1.543 1.572 7,98 Xã Quảng Hòa 1.225 1.402 1.607 1.613 1.625 5,81 TỔNG 6.075 7.256 10.111 9.513 9.678 9,76

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Năm 2014, diện tích trồng cây hàng năm tại xã Quảng Sơn chiếm tỷ lệ lớn, tiếp theo là xã Đăk Quảng Hòa và có xu hƣớng tăng diện tích gieo trồng ở xã Quảng Khê, Đăk Ha, Quảng Sơn.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu diện tích trồng cây hàng năm phân theo vùng kinh tế.

Diện tích gieo trồng cây lâu năm giai đoạn 2010-2014 tập trung ở xã Quảng Khê, Quảng Sơn và xã Đăk Ha. Diện tích gieo trồng tại xã Quảng Hòa và Đăk Som có xu hƣớng mở rộng hơn.

Bảng 2.16: Diện tích gieo trồng cây lâu năm.

Phƣờng Diện tích trồng cây lâu năm (ha) Tăng trƣởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Xã Quảng Sơn 2.005 2.350 2.961 3.168 3.482 11,67 Xã Đăk Ha 1.610 1.984 2.295 2.311 2.375 8,09 Xã Đăk Rmăng 641 640 643 648 693 1,57 Xã Quảng Khê 2.738 2.708 3.165 3.193 3.206 3,21 Xã Đăk Plao 353 81 244 276 278 -4,66 Xã Đăk Som 686 758 883 1.169 1.363 14,72 Xã Quảng Hòa 448 522 733 810 840 13,40 TỔNG 8.481 9.043 10.924 11.575 12.237 7,61

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Glong năm 2014)

Năm 2014, diện tích gieo trồng cây lâu năm tập trung ở xã Quảng Khê, xã Quảng Sơn, xã Đăk Ha và xã Quảng Hòa. Các xác còn lại diện tích gieo trồng cây lâu năm không đáng kể.

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu diện tích trồng cây lâu năm phân theo vùng.

Nhƣ vậy, diện tích gieo trồng tập trung 3 xã của huyện Đăk Glong là xã Quảng Sơn, xã Quảng Khê và xã Đăk Ha.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện đắk glong, tỉnh đăk nông (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)