Giá trị kinh tế của cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 28 - 30)

5. Bố cục đề tài

1.1.2. Giá trị kinh tế của cây cao su

Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của Ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Cao su là nguyên vâ ̣t liê ̣u có vai trò quan tro ̣ng hàng đầu với hơn 50.000 công dụng đươ ̣c ứng du ̣ng vô cùng rô ̣ng rãi trong công nghiê ̣p cũng như trong đời số ng hàng ngày. Với đă ̣c tính đàn hồi, chi ̣u ma sát, chi ̣u nén... có thể dễ dàng bắ t gặp các ứng du ̣ng của cao su trong ngành công nghiê ̣p với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan tro ̣ng của các lĩnh vực sản xuất săm lốp xe, sản phẩm chố ng mài mòn, vỏ dây điê ̣n, du ̣ng cu ̣ y tế...

để trồng mới là một nguồn thu đáng kể. Nếu như trước đây gỗ cây cao su chỉ để làm củi hoặc đóng bao bì thì nay gỗ cây cao su còn là nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất đồ gia dụng và nội thất, nhất là khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Hàng năm các công ty chế biến gỗ cao su thu về hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Ngoài ra, cây cao su còn có vai trò bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm và cản gió cho vùng sinh thái. Khi vào mùa lá rụng rừng cây được phủ một lớp lá dầy, tạo nguồn chất hữu cơ quý giá cho đất. Dưới tán lá của rừng cao su còn mở ra một diện tích mênh mông cho việc chăn nuôi bò, dê đem lại nguồn phụ thu đáng kể.

Những nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của vườn cây cao su đối với môi trường đã nêu lên khả năng đóng góp về sinh khối và dưỡng chất của cây cao su sau một chu kỳ trồng - khai thác tương đương với rừng tự nhiên vùng nhiệt đới ẩm, giúp cho đất trồng cây cao su được cải thiện về lý tính và hoá tính. Đồng thời, cao su còn có khả năng hấp thu khí Carbonic góp phần cải thiện môi trường, 1 tấn cao su thiên nhiên được sản xuất có khả năng hấp thu 7 tấn CO2, trong khi đó, sản xuất 1 tấn cao su nhân tạo sẽ thải ra 10 tấn CO2. Hiện nay, tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) đang vận động các nước tăng cường sản xuất cao su thiên nhiên, giảm sử dụng cao su nhân tạo (từ sản phẩm dầu thô) để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Cây cao su là loại cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao, nên trong thời gian qua cao su Việt Nam tăng nhanh chóng về diện tích, sản lượng mủ khai thác và có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao. Về giá trị thương mại cao su thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp săm lốp xe. Những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su của Việt Nam trên 70%, kế đến là thị

trường Nga, Hàn Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước khác, cũng như chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân tăng liên tục đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)