Huy động các nguồn lực phát triển cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 33 - 36)

5. Bố cục đề tài

1.2.2. Huy động các nguồn lực phát triển cây cao su

a. Đất đai

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản có tính cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của vườn cây. Nước ta có quỹ đất vô cùng dồi dào là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tạo vốn trên cơ sở khai

thác nguồn đất hoang, đất trống đồi núi trọc thông qua khai hoang và phục hóa.

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Diện tích, mức tăng và tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cao su qua các năm;

+ Diện tích, mức tăng và tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cao su ở các xã trên địa bàn huyện.

b. Số lượng, trình độ người lao động

Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất cao su vì cây cao su là cây trồng lâu năm đòi hỏi phải có nguồn nhân lực am hiểu về khoa học kỹ thuật.

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Số lượng lao động tham gia sản xuất cao su; + Trình độ của lao động tham gia sản xuất cao su.

c. Vốn đầu tư

Vốn vật chất bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, hàng tồn kho, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau… là cơ sở để tăng thêm sản lượng thực tế, có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế.

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên diện tích; + Vốn đầu tư cho sản xuất cao su;

+ Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho trồng cây cao su; + Vốn đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội tại vùng trồng cao su.

d. Công nghệ, kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất, nâng cao năng suất cây cao su. Bao gồm:

mộc sống lâu năm nên đòi hỏi các nghiên cứu chọn giống phải tốn thời gian dài và diện tích lớn đề đánh giá đầy đủ các đặc tính của giống trước khi khuyến cáo cho vào sản xuất. Hiện nay chưa có giống cao su hoàn hảo, để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản trong điều kiện thí nghiệm và trong điều kiện sản xuất thử. Thường, chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước từ 20-25 năm, có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song song.

Các giống cao su được công nhận đến nay:

Sản xuất giống nhập nội: GT1, RRIM600, PB235, RRIC110, PB255, PB260.

Giống lai tạo trong nước: LH 82/156; LH 82/158, LH 82/182, LH 90. Việc nghiên cứu giống ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để phục vụ kế hoạch mở rộng diện tích cao su trong thời gian tới, tất cả các công trình nghiên cứu cũng không nằm ngoài mục đích: Rút ngắn thời gian KTCB, nâng cao năng suất và trữ lượng gỗ, ít mẫn cảm với bệnh hại. Tuy nhiên, một số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.

Các chỉ tiêu đánh giá:

Giống mới và tỷ lệ diện tích trồng giống mới trong tổng số diện tích trồng cao su; kỹ thuật tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao; tỷ lệ các khâu được áp dụng kỹ thuật mới trong quy trình trồng, chăm sóc khai thác chế biến mủ cao su; định mức kinh tế kỷ thuật về công đoạn trồng, chăm sóc cao su, khai thác và chế biến mủ cao su.

+ Một số nghiên cứu về phân bón: Phân bón là một trong những yếu tố làm tăng năng suất, phẩm chất, mủ cao su cũng như rút ngắn thời gian KTCB.Lượng phân bón sử dụng hàng năm cho cây cao su rất lớn, gấp nhiều

lần so với chi phí khác. Để tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm môi trường bởi phân hóa học, việc bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây đang được thử nghiệm trong sản xuất. Đây là phương pháp tiến bộ, dựa trên cơ sở phân tích dinh dưỡng lá và đất.

+ Một số kết quả nghiên cứu về chất kích thích mủ: Trong thực tế sản xuất, việc áp dụng các biện pháp kích thích mủ chủ yếu được thực hiện nhằm kéo dài thời gian chảy của mủ trong các lần cạo, tập trung thu hoạch mủ trong một số lần cạo nhất định trong thời tiết thuận lợi, tránh những ngày thời tiết không thuận lợi và tập trung tận thu sản lượng nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh của các giống cao su có chu kỳ kinh doanh dài, không phù hợp với yêu cầu hiện tại để tiến hành thay thế bằng các giống có nhiều ưu thế hơn.Phương pháp khai thác mủ phối hợp với sử dụng chất kích thích mủ nhằm mục đích giảm chiều dài miệng cạo, gia tăng sản lượng mủ, giảm công lao động.

+ Một số kết quả nghiên cứu về khai thác mủ: Ngoài việc chăm sóc tốt, việc khai thác đúng quy trình là yêu cầu khắt khe của cây cao su bởi như vậy cây không những cho sản lượng cao hơn, ổn định hơn mà còn kéo dài tuổi thọ.Kỹ thuật sử dụng máng chắn nước mưa cho cây cao su khai thác, việc khai thác mủ cao su hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, máng chắn nước mưa phần nào hạn chế được những khó khăn khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài việc làm khô nhanh chóng các mặt cạo sau cơn mưa, máng còn giảm tỷ lệ bệnh mặt cạo và tăng năng suất cạo mủ liên hoàn 5%. Hiện nay, máng chắn nước mưa được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)