Gia tăng hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)

5. Bố cục đề tài

1.2.4. Gia tăng hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh

kinh tế - xã hội của địa phương

Năng suất cây cao su phản ánh mức sản lượng cao su trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng. Năng suất cây cao su chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như chất lượng đất, thời tiết, giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu hoạch. Nâng cao năng suất cây cao su là quá trình không ngừng áp dụng kỹ thuật và công nghệ để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng sản xuất và cho sản phẩm ngày càng tăng về năng suất và bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất đáp ứng được

nhu cầu thị trường. Nâng cao năng suất cây cao su phải bắt đầu từ khâu giống trên cơ sở không ngừng áp dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống cũ tạo ra những giống mới có thỏa mãn những tiêu chuẩn sản phẩm, chịu đựng được môi trường ngày càng biển đổi. Để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng và có năng suất cao trên không gian đã quy hoạch phát triển cây trồng này.

Phát triển cây cao su cần phải tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững: Phát triển cây cao su phải đảm bảo cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường.Phát triển cây cao su phải theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa đối với cây cao su không có nghĩa là tạo ra với khối lượng lớn mà cần căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng để ra các quyết định sản xuất, mở rộng diện tích, thay đổi cơ cấu cây trồng…Phát triển cây cao su phải dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên, thị trường… của từng vùng.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

Trong đó hiê ̣u quả sản xuất cao su:

+ Năng suất cây trồ ng (năng suất đất, năng suất lao động). + Giá trị sản xuất (GO)/ đơn vị diện tích.

+ Giá trị gia tăng (VA)/ đơn vi ̣ diê ̣n tích. + Tỷ suất lơ ̣i nhuâ ̣n/ chi phí.

+ Thu nhập/đơn vi ̣ diê ̣n tích.

Các chỉ tiêu đánh giá đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

+ Gó p phần chuyển di ̣ch cơ cấu cây trồ ng, tỷ lệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng;

+ Tăng số lao đô ̣ng có viê ̣c làm, thu hút nguồn lao động vào ngành cao su; + Tăng thu nhập của người trồng cao su;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)