5. Bố cục đề tài
1.3.3. Nhân tố thuô ̣c về điều kiê ̣n kinh tế
a. Tình hình kinh tế
Ở trong mỗi giai đoạn nhất định, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn có những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu sản xuất của các ngành, trong đó có nông nghiệp,nên phát triển cây cao su cũng sẽ chịu tác động trong quá trình đó.
Ngành sản xuất cao su thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào thị trường sản xuất ô tô do phần lớn các sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo săm lốp ô tô. Do đó, sự phát triển hay suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến doanh số tiêu thụ ô tô, kéo theo nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên cũng biến động.Nhu cầu tiêu thụ xe ô tô thế giới và sự phát triển của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ mủ cao su trên thế giới, sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dươngđã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ mủ cao su trên thế giới, đã tạo tác động tích cực lên giá bán cao su thiên nhiên.
b. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gồm giao thông đường bộ, đường thủy; hệ thống tưới tiêu, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc..., là nhân tố ngoại sinh của phát triển cây cao su nhưng có vai trò thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của sản phẩm cao su được sản xuất và tiêu thụ.
Do đặc điểm của việc phát triển cây cao su phải gắn liền với cơ sở hạ tầng nên phát triển cây cao su đến đâu sẽ có các công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm xá... đến đó, góp phần hình thành và mở rộng các khu dân cư, thị trấn, thị tứ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế và dịch vụ, xóa đói, giảm nghèo. Do vậy, trong sản xuất phát triển cây cao su cơ sở hạ tầng là nhân tố làm ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc vận chuyển vật tư, phân bón cũng như trong việc thu mua vận chuyển mủ cao su, làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Ngược lại khi cơ sở hạ tầng tốt sẽ hỗ trợ tích cực cho sản xuất, góp phần làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã khái quát được những lý luận cơ bản về phát triển cây cao su. Trong đó, tập trung chính của chương là các nội dung và tiêu chí phát triển cây cao su, vai trò, đặc điểm của cây cao su đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chương này đề cập đến 3 nội dung phát triển cây cao su đó là: Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng cây cao su; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây cao su và gia tăng hiệu quả đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TẠI HUYỆN IA H'DRAI