Thực trạng về hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 80 - 84)

5. Bố cục đề tài

2.2.4. Thực trạng về hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển

triển kinh tế - xã hội của địa phương

a. Hiệu quả sản xuất cao su

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển cây cao su.Hiện nay, tại địa bàn huyện Ia H’Drai, do đặt thù của dự án chuyển đổi đất lâm nghiệp, rừng nghèo sang trồng cây cao su nên tỷ suất đầu tư trên 01 ha cao su lớn, trong đó có những chi phí rất cao như: thuế chuyển đổi đất, chi phí khai hoang, riêng giá trị đầu tư của năm thứ nhất/ha cao su đã cao rất nhiều so với các vùng khác, đầu tư năm thứ nhất là 105,395 triệu đồng.

Bảng 2.19. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản cho 1 ha trồng cao su

ĐVT: 1000đồng

TT NỘI DUNG CHI PHÍ

Năm thứ 1

01 Thuế chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su 57,000

02 Khai hoang trồng mới 18,000

03 Phóng tiêu thiết kế hố trồng 600

04 Đào hố, khoan hố (555 hố/ha) 4,440

05 Xử lý hố, bón lót phân vào hố 655

06 Vận chuyển phân, bốc phân lên xuống (từ kho đến lô cao su) 600

07 Xả lấp hố, nhặt rễ, trộn phân, đánh dấu tâm, dọn cỏ quanh hố trước khi trồng.

600

08 Vận chuyển cây giống từ vườn ươm đến đầu lô trồng 600

09 Trồng mới và trồng dặm 5% 1,200

10 Chăm sóc lần 1: làm cỏ, xịt thuộc BVTV và phân bón lá, phát dọn thực bì, bón thúc phân, tỉa chồi

3,000 11 Chăm sóc lần 1: làm cỏ, tủ bồn xịt thuộc BVTV và phân bón lá,

phát dọn thực bì, bón thúc phân, tỉa chồi

4,500

12 Giống trồng mới và trồng dặm 7,200

13 Phân bón các loại 4,000

14 Chi phí khác 3,000

Tổng chi phí đầu tư năm thứ 1 105,395

Năm thứ 2

Chi phí trồng dặm, chăm sóc 03 đợt/năm, bảo vệ và quản lý vườn cây... 30,000

Năm thứ 3

Chi phí chăm sóc 03 đợt/năm, bảo vệ và quản lý vườn cây... 20,000

Năm thứ 4

Chi phí chăm sóc 03 đợt/năm, bảo vệ và quản lý vườn cây... 20,000

Năm thứ 5, 6, 7

Chi phí chăm sóc 02 đợt/năm, bảo vệ và quản lý vườn cây... 24,000

Tổng chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản 199,395đ

Từ bảng 2.19, cho thấy chi phí đầu tư cho 01 ha cao su rất lớn, đạt gần 200 triệu đồng, vì vậy các doanh nghiệp phải tính toán tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, tăng giá trị sản phẩm mủ cao su. Việc thu hồi suất đầu tư và hoạt động có lãi của các đơn vị trồng cao su phụ thuộc rất lớn vào giá bán mủ cao su

trên thị trường quốc tế.

Với chi phí kiến thiết cơ bản vườn cao su sau 7 năm, đối với các loại giống được trồng tại huyện Ia H’Drai có chu kỳ 32 năm, như vậy để thu hồi vốn đầu tư và hoạt động có lãi, khi cây cao su cho sản phẩm mủ trong 25 năm, với sản lượng bình quân là 1,5 tấn/ha/năm. Với thời giá hiện ước tính hiện nay, sau khi trừ chi phí đầu tư, lãi suất vốn vay, thuế, chi phí quản lý, khai thác, chăm sóc hàng năm... doanh nghiệp và người dân vẫn có lợi nhuận tương đối cao.

1,5 tấn x 30 triệu/tấn x 25 năm = 1.125 triệu đồng

Theo lý thuyết, tính toán của nhà đầu tư và dự toán ngân hàng phê duyệt khi cho vay vốn, thì nguồn vốn vay đầu tư trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và lãi vay sẽ được thanh toán dần và dứt điểm sau 15 năm (hoặc trừ dần trong suốt chu kỳ của dự án là 32 năm), đảm bảo nhà đầu tư, người vay vẫn có lãi trong điều kiện một số năm, giá mủ cao su xuống thấp.

Tuy nhiên thực tế, để tăng thời gian thu hồi vốn đầu tư và giảm chi phí đầu tư, lãi vay, giảm giá thành sản phẩm mủ… với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, trong quá trình đầu tư, vay vốn và hoàn trả vốn, bên vay vẫn có thể linh động trả trước thời gian hoàn vốn, nếu điều kiện giá cao su cao, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lợi nhuận lớn. Đồng thời, doanh nghiệp trong quá trình đầu tư có thể kêu gọi liên doanh, liên kết, cổ phần hóa, góp vốn của người lao động… nhằm tăng chu kỳ sử dụng vốn kinh doanh.

Đối với công nhân cao su, các hộ nhận khoán trồng và chăm sóc cao su tại các xã trên địa bàn huyện hiện nay, để tăng thu nhập, ổn định đời sống trong điều kiện giá mủ xuống thấp, các đơn vị và người dân đã và đang áp dụng thực hiện một số biện pháp sau: tham gia góp vốn đầu tư, để chia lợi nhuận, nhận khoán toàn bộ quy trình chăm sóc và khai thác, để tự chủ và hưởng lợi trên vườn cây nhận khoán; trong thời gian kiến thiết 03 năm đầu,

các hộ tiến hành trồng xen một số loại cây như: Gừng, sắn, chuối, bắp, mè, đậu, lúa rẫy... việc trồng xen canh phải theo quy định của đơn vị, theo khuyến cáo của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trồng xen canh vào hàng 6 (khoảng cách giữa 2 hàng cây là 6m) thì cây trồng không được cách gốc dưới 1m, nếu trồng gần gốc cây sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và cho mủ của cây cao su. Việc trồng xen canh theo quy định kỷ thuật cơ bản được người dân thực hiện nghiêm túc.

b. Đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, chiếm đến 93,56% tổng diện tích đất của huyện, việc phát triển diện tích trồng cây cao su với quy mô lớn, sản xuất theo hướng chuyên canh, tập trung, đã góp phần sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả, góp phần cải tạo đất, chống xâm canh, đồng thời với khí hậu nóng, thổ nhưỡng phù hợp cho trồng và phát triển sản xuất cây cao su, nên đây là hướng đi đúng, mang tính đột phá để phát triển kinh tế địa phương. - Đầu tư phát triển cây cao su tạo điều kiện phát triển kinh tế, thu hút dân cư lao động đến địa bàn làm ăn và sinh sống, giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển cây cao su theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, tăng thu nhập người dân, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; giá trị sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, sẽ là động lực phát triển kinh tế huyện trước mắt và lâu dài.

- Là huyện khu vực biên giới, phát triển cây cao su đã và đang góp phần bảo vệ môi trường, tăng diện tích che phủ của rừng nhất là rừng phòng hộ đầu

nguồn, tạo ra những hướng phát triển kinh tế mới cho huyện như: phát triển du lịch sinh thái, phát triển các ngành nghề khác để phục vụ cho sản xuất cao su.. bên cạnh đó, hình thành khu dân cư biên giới ổn định, an toàn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng khu vực vực biên giới.

- Phát triển cây cao su đã góp phần nâng cao trình độ lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, hình thành đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn, chuyên nghiệp hóa, thay đổi thói quen tập quán lao động sản xuất lạc hậu của địa phương, tăng ường ứng dụng khoa học kỷ thuật vào lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)