Thực trạng gia tăng sản lượng cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 59 - 64)

5. Bố cục đề tài

2.2.1 Thực trạng gia tăng sản lượng cao su

Bảng 2.7. Diện tích và sản lượng cao su của huyện, giai đoạn 2012 – 2016

Diện tích hàng năm Tổng diện

tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)/số hộ nhận khoán (hộ)

Năm 2012 Tổng số 896 450/64 Diện tích (ha) Khai thác 323 291 323/73 Năm 2013 Tổng số 4.043 2.500/350 Diện tích (ha) Khai thác 790 869 560/140 Năm 2014 Tổng số 11.167 5.670/810 Diện tích (ha) Khai thác 1.384 1.523 750/187 Năm 2015 Tổng số 24.155 13.560/1.356 Diện tích (ha) Khai thác 2.656 3.188 1.750/388 Năm 2016 Tổng số 25.019 15.500/1.550 Diện tích (ha) Khai thác 4.375 5.251 2.500/555

Hình 2.7. Diện tích và sản lượng cao su của huyện, giai đoạn 2012-2016

Hình 2.8. Diện tích khai thác và sản lượng cao su hàng năm tại huyện

Bảng 2.7 và hình 2.7, hình 2.8, cho thấy sự gia tăng diện tích cao su hàng năm, trong đó năm 2013, 2014 diện tích gia tăng hàng năm tăng nhanh; sự gia tăng diện tích khai thác hàng năm cũng tăng mạnh trong năm 2013, 2014.

- 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

diện tích trồng cao su trên địa bàn ( ha)

Trong đó Diện tích khai thác

( ha)

sự gia tăng Dt khai thác hàng năm ( %)

Diện tích cây cao su không ngừng tăng trưởng mạnh qua các năm từ năm 2012 là 896 ha, đến năm 2016 là 25.019 ha; với lượng diện tích cao su lớn tăng trưởng nhanh qua các năm đã tạo động lực cho phát triển kinh tế của huyện với nguồn đầu tư cho sản xuất lớn, thu hút nhân công lao động trong ngành cao su. Tỉnh Kon Tum là tỉnh có kinh nghiệm trồng cây cao su lâu đời, từ thời Pháp thuộc cây cao su đã được đưa vào trồng trên diện tích lớn của tỉnh, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cao su được các thế hệ người dân Kon Tum truyền thừa qua các thế hệ, đồng thời tiếp thu, ứng dụng những quy trình kỷ thuật mới, đặt biệt những quy trình kỷ thuật chuẩn do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã áp dụng thành công. Vì vậy, việc đưa vào trồng đại trà trên diện tích lớn của địa bàn huyện trong những năm qua không gặp nhiều khó khăn về nhân công, kỷ thuật, phần lớn chỉ gặp khó khăn về vốn đầu tư, đây là vấn đề khó khăn đặt ra đối với các doanh nghiệp trồng cao su, điều này cũng ảnh hưởng đến đời sống người lao động do một phần bị chậm lương và định mức nhân công thấp.

Sản lượng khai thác mủ cao su từ năm 2012 đến 2016 tăng tương ứng với diện tích vườn cao su đến tuổi khai thác, tuy nhiên sản lượng mủ cao su của những năm đầu khai thác không nhiều, chưa ổn định, sản lượng khai thác mủ bình quân trên 01 ha hàng năm có tăng nhưng không lớn; cụ thể năm 2012 sản lượng bình quân đạt 0,9 tấn/ha, đến năm 2016 sản lượng bình quân đạt 1,2 tấn/ha (sản lượng mủ bình quân trên ha, từ năm 2012 đến năm 2016 tăng 0,3 tấn/ha, ước tính đạt tỷ lệ tăng 30% sản lượng), đây là tỷ lệ tăng sản lượng tương đối tốt, vì số vườn cây mới đi vào khai thác năm thứ 01, năm thứ 02 lớn trên tổng số diện tích khai thác; cụ thể: diện tích khai thác năm đầu tiên của năm 2016 là 1.619ha, diện tích khai thác năm thứ hai của năm 2016 là 1.272ha, tổng diện tích cao su khai thác năm thứ nhất, năm thứ hai là 2.891ha (chiếm 66,08% tổng diện tích được khai thác).

Bảng 2.8. Sản lượng cao su các xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2012-2016 ÐVT: Tấn TT Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 1 Xã Ia Dom 286 714 1,098 1,734 1,734 2 Xã Ia Đal - - - 2 743 3 Xã Ia Tơi 5 155 425 1,452 2,774 Tổng cộng 291 869 1,523 3,188 5,251

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai)

Hình 2.9: Sản lượng cao su các xã trên địa bàn huyện, giai đoạn 2012-2016

Bảng 2.8 và hình 2.9, cho thấy diện tích các vườn cây được khai thác và sản lượng cao su các xã, cụ thể: xã Ia Đal, từ năm 2012-2015 gần như không có diện tích cao su đưa vào khai thác, đến năm 2016 mới có diện tích cao su khai thác với sản lượng là 743 tấn; xã Ia Dom diện tích vườn cao su đưa vào khai thác tăng đều qua các năm, tương ứng với sản lượng cao su tăng đều từ năm 2012 là 286 tấn, đến năm 2016 đạt 1.734 tấn mủ; xã Ia Tơi diện tích vườn cao su đưa vào khai thác và sản lượng tăng rất nhanh, đặt biệt vào năm 2015, năm 2016 (năm 2012 đạt sản lượng 5 tấn, đến năm 2016 đạt sản lượng 2.774 tấn).

Từ các số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, sản lượng khai thác mủ cao su không lớn, do diện tích cao su phần lớn chưa đủ tuổi để khai thác; theo tính toán của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trong khoảng 03 năm đầu, lượng mủ cao su khai thác chưa ổn định và không cao, tỷ

lệ cây cao su đủ tiêu chuẩn khai thác trên 01 ha vườn cây, năm đầu tiên thường chỉ đạt 60 - 70%/ha diện tích vườn cây, vì vậy sản lượng mủ đạt không cao, sản lượng bình quân khai thác trong các năm qua từ năm 2012-2016 đạt từ 1 tấn – 1,2 tấn/ha (trong khi sản lượng dự kiến theo yêu cầu tại vùng địa bàn huyện, đạt sản lượng từ 1,6 tấn – 2 tấn/ha, đối với cây cao su khai thác sau 5 năm); như vậy với sản lượng như trên là tương đối đạt yêu cầu đề ra, vì dự kiến đến năm 2020, khi diện tích vườn cây khai thác sau 5 năm lớn, thì sản lượng ước tính đạt trên 1,6 tấn/ha là khả quan, sẽ đạt được. Đây là sản lượng rất cao so với bình quân chung sản lượng cao su khai thác của cả nước hiện nay phần lớn dưới 1,5 tấn/ha.

Theo chủ trương của tỉnh và huyện hiện nay, các đơn vị trồng cao su phải chủ động giao khoán vườn cây cho các hộ dân ở tại chỗ, xây dựng 64 điểm dân cư, hình thành các làng dân cư công nhân làm cao su; ưu điểm của mô hình giao khoán, đó là các hộ chủ động chăm sóc, quản lý, bảo vệ và hưởng lợi trực tiếp từ vườn cây, sau khi trừ chi phí đầu tư của doanh nghiệp, quy trình kỷ thuật chăm sóc và khai thác mủ do công ty ban hành, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu kết quả,hộ gia đình nhận khoán chủ động thực hiện theo thời vụ, chủ động chăm sóc tốt nhất cho vườn cây, sẽ hưởng lợi từ việc khoán sản phẩm mủ khai thác, nếu hộ thực hiện tốt, sản lượng mủ cao, vượt chỉ tiêu sẽ được hưởng 100% sản lượng mủ vượt, nếu sản lượng mủ trong chỉ tiêu giao sẽ được tính chia phần trăm lợi nhuận theo giá thị trường; tuy nhiên, hiện nay trong điều kiện giá mủ thấp, mỗi nhân công nhận khoán chỉ đạt thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập không cao, tuy nhiên cũng ổn định đời sống hộ gia đình; trong dài hạn khi giá mủ cao su thế giới tăng, thu nhập của người dân trồng và khai thác cao su sẽ tăng tương ứng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)