Hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 91 - 93)

5. Bố cục đề tài

3.2.1. Hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển cây cao su

huyện là 25.019 ha). Đây là lợi thế lớn về chủ trương và điều kiện thế mạnh về đất đai, để huyện Ia H’Drai xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA H’DRAI

3.2.1. Hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển cây cao su cao su

- Để tiếp tục quy hoạch mở rộng diện tích cao su trồng mới theo chủ trương của tỉnh và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XVI, huyện cần phải rà soát, khảo sát thực tế tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, xây dựng quy hoạch chi tiết quỹ đất để phát triển sản xuất cao su, đồng thời gắn với quy hoạch cơ sở hạ tầng, đường giao thông, khu dân cư, nhà máy chế biến mủ cao su và các công trình phục vụ dân sinh… trong đó cần chú trọng đến yếu tố bảo vệ môi trường, trong quy hoạch sử dụng và chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, chỉ chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp nghèo kiệt, cần giữ lại và bảo vệ những khoảng rừng đồi cao, rừng đầu nguồn, rừng ven khe suối, hợp thủy, nhằm chống xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất. Trong quy hoạch đất chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su theo các dự án tập trung, cần phải quy hoạch và cấp đất nông nghiệp cho nhân dân vùng dự án có đất canh tác, sản xuất để đảm bảo đời sống và thu nhập, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào cây cao su. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su cần đáp ứng các điều kiện sau: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phải lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên ngành để điều tra hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng và lập dự án trồng cây cao su, đánh giá trữ lượng, mật độ cây rừng, loại rừng để xem xét khả năng phát triển của rừng, nếu rừng còn có khả năng phục hồi thì không được chuyển đổi; cần xem xét các yếu tố liên

quan đến vùng dự án chuyển đổi như điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô diện tích, vị trí, giao thông đi lại, khu dân cư... Đối với vùng dự án trồng cao su mới khi quy hoạch cần có tính liên thông, liên kết với vùng dự án cao su hiện có và phù hợp với tổng thể không gian phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Chính quyền tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai tăng cường cơ chế giám sát, kiểm tra việc chuyển đổi và sử dụng đất theo quy hoạch như: định kỳ hàng năm kiểm tra tiến độ chuyển đổi đất, diện tích đất trồng mới cao su hàng năm; kiểm tra việc xâm lấn, xâm canh đất ngoài diện tích được cấp phép chuyển đổi, để kịp thời có biện pháp khắc phục, xử lý nghiêm vi phạm của tổ chức và cá nhân, hoàn trả đất và phục hồi tài nguyên rừng đối với diện tích bị lấn chiếm không để tình trạng kéo dài.

- Chính phủ ban hành chế tài, quy định về phát triển cây cao su theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái trong tất cả các quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến, lưu trữ mủ cao su... đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội, minh bạch, công bằng thỏa đáng giữa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân; thực hiện tốt an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Các tổ chức, doanh nghiệp khi lập dự án xin chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su cần đảm bảo các điều kiện như: lập cam kết bảo vệ môi trường, đóng thuế để phục vụ phát triển trồng rừng, xử lý chất thải trong quy định cho phép, cam kết về mức tiền lương để đảm bảo đời sống cho công nhân, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục...

- Chính quyền huyện Ia H’Drai trong quá trình thực hiện chuyển đổi đất lâm nghiệp trong vùng dự án, đối với diện tích đất do dân xâm canh trong đất lâm nghiệp, khi thực hiện giải phóng mặt bằng cần đền bù theo quy định và thỏa thuận giữa các bên, đúng quy định của pháp luật và phù hợp điều kiện thực tế, có phương án giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất sản

xuất, đặc biệt là các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số. Các diện tích đất nông nghiệp của hộ dân nằm trong vùng chuyển đổi, khuyến khích mô hình hộ gia đình tham gia góp vốn với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất để trồng cao su, có hợp đồng tỷ lệ ăn chia sau thu hoạch thỏa đáng và hộ dân tham gia nhận khoán chăm sóc vườn cây, để giải quyết công ăn việc làm sau khi thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)