Giải pháp về các nguồn lực phát triển cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 93 - 100)

5. Bố cục đề tài

3.2.2. Giải pháp về các nguồn lực phát triển cây cao su

a. Giải pháp về đất đai

- Chính quyền tỉnh Kon Tum quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp trồng cao su và đất lâm nghiệp chuyển đổi sang trồng cao su, sử dụng tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không theo quy hoạch, sử dụng đất sai mục địch được cấp phép.

- Các cấp chính quyền huyện, tỉnh Kon Tum cần đẩy nhanh thủ tục khảo sát, thẩm định dự án đất đã được chuyển đổi trồng cao su để làm thủ tục cấp bìa đỏ quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp; nhà nước và doanh nghiệp cần thuê đơn vị tư vấn tiến hành đo đạt cụ thể hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đã cấp phép, đánh giá hiện trạng diện tích đã được chuyển đổi trồng cao su, thu hồi diện tích đất để quá thời gian chuyển đổi chậm hoặc không có nhu cầu sử dụng, để xác định quỹ đất thực tế và có phương án giải quyết; kiên quyết thu hồi nợ của các đơn vị chưa đóng thuế, hoặc chậm đóng thuế chuyển đổi đất lâm nghiệp theo quy định. Đối với các diện tích đất bờ lô, hợp thủy, ven suối do người dân tự khai hoang trong quá trình sản xuất cao su; đề nghị khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất thực tế của người dân, diện tích nào nằm trong quy định được khai hoang chuyển đổi, diện tích nào xâm canh vào đất rừng hoặc đất của doanh nghiệp để trồng cao su; trên cơ sở đó, bước đầu cấp bìa đỏ quyền sử dụng đất cho các hộ tự khai hoang bờ lô, khe suối, không

thuộc diện xâm lấn đất rừng và đất của doanh nghiệp; đối với diện tích đất do dân xâm lấn, phải kiên quyết họp các bên nhà nước, doanh nghiệp và người dân để thỏa thuận giải quyết trên cơ sở luật đất đai quy định, tránh để kéo dài gây khiếu kiện, tránh tiền lệ xấu nhân nhượng người dân vi phạm pháp luật đất đai.

- Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai xem xét có cơ chế cấp đất sản xuất hoa màu phụ đối với các hộ công nhân lao động nhận khoán, tránh phụ thuộc hoàn toàn và nguồn thu nhập từ cây cao su; tại vùng dự án hiện có, trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đã nêu ở trên; nhà nước cần xem xét lại những diện tích đất lâm nghiệp nghèo, đất bạc màu không có khả năng phục hồi rừng, hoặc diện tích nhỏ lẻ khu dân cư, để cấp đất nông nghiệp cho các hộ dân sử dụng, tránh trường hợp vì thiếu đất sản xuất, đời sống kinh tế khó khăn dẫn đến xâm lấn đất rừng, đất của các doanh nghiệp gây phức tạp an ninh trật tự tại địa phương và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai. Tại vùng dự án mới khi chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, cần tính toán hợp lý quỹ đất được chuyển đổi trồng cao su và quỹ đất cấp cho các hộ dân sản xuất hoa màu khác.

b. Giải pháp về lao động

- Lao động có chất lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển cây cao su nói riêng. Do đó chính quyền và doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ trong đào tạo tay nghề, phối hợp mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng về chuyên môn kỷ thuật trồng và chăm sóc cao su phù hợp với từng giai đoạn chăm sóc, khai thác vườn cây như: kỷ thuật trồng, chăm sóc vườn cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, quy trình kỷ thuật làm cỏ, bón phân, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su, kỷ thuật cạo mủ, trút mủ, vận chuyển và bảo quản mủ khi sơ chế... quá trình tập huấn cần có vườn cây thực nghiệm, phương tiện kỷ thuật khi

thực nghiệm, trình diễn kỷ thuật theo điều thực tế địa phương, tuy nhiên vẫn bám sát quy trình kỷ thuật chuẩn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; tổ chức các hội thi, hội nghị trình diễn kỷ thuật, tay nghề, khuyến khích và phổ biến những sáng tạo, cách làm hay, mới đã được ứng dụng hiệu quả trong nhân dân. Khuyến khích cải tiến máy móc, thiết bị, cơ giới hóa vào sản xuất cao su để làm tăng hiệu suất, chất lượng và giảm nhân công lao động trực tiếp.

- Các ban ngành huyện Ia H’Drai tuyên truyền, giáo dục ý thức, tinh thần lao động có kỷ luật, có hiệu quả, đảm bảo các quy định về an toàn lao động, bảo vệ vườn cây an toàn. Hiện nay việc thu hút lao động và ngành cao su gặp nhiều khó khăn do chế độ lương, thưởng thấp, dẫn đến việc tuyển dụng lao động chưa được đào tạo tay nghề, một số bộ phận lao động có trình độ thấp, chưa quen với môi trường, phương thức lao động theo quy trình công nghiệp đòi hỏi phải bám sát tiến độ thời gian, khối lượng sản phẩm và chất lượng công việc. Để giải quyết vấn đề này, các cấp chính quyền và doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức học tập nâng cao trình độ học vấn, đào tạo nghề, có chế độ đãi ngộ phù hợp sau khi đào tạo, đối với công nhân kỷ thuật cần xếp hạng bậc nghề, hàng năm đánh giá chất lượng lao động theo thực tế tại đơn vị và thi nâng hạng, xếp hạng bậc nghề là cơ sở để xếp lương và phân công các chức trách quản lý kỷ thuật.

- Các đơn vị doanh nghiệp tại huyện thường xuyên chuyển giao, ứng dụng khoa học kỷ thuật mới trong lao động sản xuất; đặt biệt chú ý đến quy trình kỷ thuật, thu hoạch, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su, có quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm tiên tiến theo tiêu chuẩn ISo, chặt chẽ, khoa học nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mủ cao su xuất khẩu; hiện nay đây là khâu yếu của ngành cao su, làm giảm yếu tố canh tranh và khó xâm nhập thị trường các nước Châu âu; với kế hoạch mở thêm 03 nhà

máy chế biến mủ tại huyện vào năm 2018, các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, tránh sử dụng máy móc, quy trình chế biến cũ lạc hậu; ban hành quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm mủ từ khi bắt đầu thu hoạch đến khi chế biến sơ chế, lưu kho, bảo quản, vận chuyển... và có cơ chế kiểm soát, giám sát, kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng mủ đạt chất lượng đồng nhất, có giá trị xuất khẩu cao và duy trì xây dựng thương hiệu uy tín. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đi liền với tuyên truyền, giáo dục công nhân viên, người lao động có ý thức tự giác cao trong quá trình thu hoạch, chế biến mủ; đồng thời có chế tài xử phạt hành chính, cắt hợp đồng lao động đối với những cá nhân, bộ phận chuyên môn thực hiện thiếu trách nhiệm, không tuân thủ chặt chẽ quy trình kỷ thuật.

- Hiện nay ngành cao su nói chung và phát triển cao su ở huyện Ia H’Drai nói riêng rất thiếu cán bộ kỹ thuật công nghệ, cán bộ quản lý, nhất là khâu quản lý kỹ thuật, chế biến thành phẩm và cán bộ nghiên cứu thị trường.Vì thế, khi đầu tư các trang thiết bị, máy móc kỷ thuật, ứng dụng quy trình kỷ thuật mới trong quản lý doanh nghiệp, chăm sóc, kỷ thuật khai thác, chế biến, bảo quản mủ cao su… sẽ dẫn đến hụt hẫng nguồn nhân lực tương ứng để quản lý, thực hiện; vì vậy ngoài việc nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn thường xuyên của ngành, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai rất cần đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỷ thuật có trình độ cao, được đào tạo bài bản, có học vấn và kiến thức cao để nắm bắt nhanh nhạy và ứng dụng triển khai có hiệu quả khoa học kỷ thuật trong ngành cao su.

- Nhằm thu hút lao động có trình độ cao, lao động đã được đào tạo nghề vào lao động trong ngành cao su hiện nay; nhà nước và doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng như: hỗ trợ kinh phí ban đầu trong thời gian 6 tháng đến lao động và lập nghiệp tại địa phương, hỗ trợ làm nhà ở đối với lao

động đến lập nghiệp vùng khó khăn theo chương trình hỗ trợ tái định cư của Chính phủ, cam kết về cấp đất sản xuất hoa màu phụ cho hộ gia đình tăng gia sản xuất sau thời gian 2 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh thuận lợi; doanh nghiệp có cam kết hỗ trợ đời sống, chế độ lương, thưởng thỏa đáng để thu hút lao động.

c. Giải pháp về vốn

- Là vùng dự án có quy mô lớn, thời gian thực hiện dự án ngắn, nguồn vốn đầu tư nhiều, nên hiện nay một số doanh nghiệp nhất là 02 doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn về thiếu vốn đầu tư sản xuất. Vì vậy, nhà nước và ngân hàng cần có ưu đãi giảm lãi suất hoă ̣c khoanh nơ ̣ đố i với các doanh nghiê ̣p đang thực hiện dự án vay vốn trồng cao su, trong điều kiện hiện nay, giá mủ cao su không cao, nhằ m giảm khó khăn về vốn cho doanh nghiê ̣p. Có chính sách khuyến khích tạo điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc đầu tư các dây chuyền, máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất mủ cao su có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, hoặc đầu tư sản xuất các sản phẩm hàng hóa từ cao su, giảm bớt việc xuất khẩu sản phẩm mủ sơ chế thô.

- Chính quyền tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai Khuyến khích các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, cổ phần hóa doanh nghiệp, huy động góp vốn của người lao động của nhân dân tham gia đầu tư trồng và sản xuất cao su, nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn tham gia chuỗi sản xuất kinh, doanh cao su; đồng thời có chế độ kiểm tra, giám sát, kiểm toán kế toán doanh nghiệp, đánh giá thực chất kết quả sản xuất kinh doanh, minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp sản xuất cao su, có như vậy nhà đầu tư mới an tâm, mạnh dạn đầu tư góp vốn, kiểm soát tốt việc hạch toán tài chính để kiểm soát việc phân phối lợi nhuận và trả lương công nhân thỏa đáng, đúng quy định.

xin vay vốn của doanh nghiệp và người dân; đơn giản hóa thủ tục và giảm bớt thời gian phê duyệt dự án vay vốn, nhằm tránh những chi phí cho các thủ tục không cần thiết và chi phí đi lại. Đối với các dự án đặt thù được nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển, các ngân hàng cần tạo điều kiện, đẩy nhanh thời gian giải quyết, cùng doanh nghiệp và người dân hoàn tất các thủ tục và giài quyết nhanh chóng để họ được vay vốn.

- Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư còn được huy động ở những kênh sau: + Chính quyền huyện, xã cần nhất quán trong cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho nhà đầu tư. Tạo môi trường thông thoáng, đơn giản hóa các thủ tục trong đầu tư. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với với các chính sách khuyến khích và các chương trình hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng.

+ Chính quyền huyện cần xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách phát triển kinh tế một cách đồng bộ để trình lên cấp trên, trong đó chú trọng các cơ chế hỗ trợ như ưu đãi tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề; hỗ trợ tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại để tăng cường tiêu thụ sản phẩm cao su.

+ Các doanh nghiệp của huyện và người dân tranh thủ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phát triển..., đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án như cho vay theo hình thức hợp tác xã, liên doanh với mức lãi suất thấp, giải ngân từng lần dựa theo chu kỳ phát triển của cây cao su.

+ Xây dựng các chương trình, chính sách về khai thác, huy động các nguồn vốn để thực hiện phát triển cao su theo mục tiêu đề ra bao gồm tất cả các nguồn vốn (ngân sách, tự có và cân đối từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại) quan tâm bố trí từ nguồn vố ngân sách để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng.

+ Chính quyền tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào phát triển cao su; kêu gọi đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thể hiện vai trò nồng cốt trong việc trợ giúp hộ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

d. Giải pháp về công nghệ

Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới và triển khai thực hiện có hiệu quả trong quản lý, lao động sản xuất, chế biến.. có tầm quan trong rất lớn đối với ngành cao su, nhằm làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, giảm độc hại cho người lao động, tăng chất lượng sản phẩm mủ cao su… các doanh nghiệp và người dân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và có kế hoạch khai hoang với tiến độ phù hợp để bảo vệ đất, chóng xói mòn, rửa trôi.

- Về nguồn giống: Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của vùng;xây dựng quy chế quản lý chất lượng giống cao su trên địa bàn huyện;xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cao su trên địa bàn huyện để áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất;hỗ trợ các trung tâm sản xuất giống tại các địa phương để cung cấp giống tại chỗ;kiểm soát, tăng cường quản lý tốt nguồn gốc của các loại giống, tránh tình trạng xuất xứ không rõ ràng và cho năng suất mủ kém.

-Tại vùng quy hoạch chuyên canh cây cao su trên địa bàn huyện, vì là vùng dự án mới thành lập nên công tác quy hoạch vùng trồng cây, khu vực thu mua, chế biến khá tập trung, khoa học; vì vậy để kiểm soát quy trình kỷ thuật, an toàn vườn cây, tránh việc mất cắp mủ, vi phạm quy định kỷ thuật lao động… Các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý, kiểm soát bằng hệ thống camera giám sát tự động tại các đường giao thông chính tại đầu lô cao su, khu tập kết mủ, tại nhà máy sơ chế, nhà máy bảo quản, lưu giữ… đây là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát việc thực hiện quy trình kỷ thuật, giảm thất thoát

phân bón, vật tư, quản lý ngày công, tiến độ, chất lượng sản phẩm mủ…. -Thực hiện nghiêm túc việc lập và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện dự án đầu tư trồng mới và xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

-Công tác bảo vệ thực vật: Chú trọng áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ, bảo vệ thực vật trên vùng trồng cao su tại các xã để nâng cao hiệu quả đối với cây cao su. Đối với từng mùa cụ thể, để nông dân có hướng phòng trừ để tự bảo vệ vườn cây cao su, tránh cho dịch bệnh khỏi lây lan. Tăng cường hơn nữa việc bón phân cho cao su.

-Có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đối với các sáng kiến, cải tiến quy trình kỷ thuật mới để chăm sóc, bảo vệ, khai thác vườn cây cao su theo hướng chất lượng cao, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Đồng thời phổ biến nhân rộng áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mới với từng loại giống cây,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)