Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 104 - 126)

5. Bố cục đề tài

3.2.5. Nhóm các giải pháp khác

Việt Nam là nước có diện tích trồng và sản lượng cao su lớn trên thế giới, ngành cao su có đóng góp tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam; tại một số vùng, một số tỉnh xác định đây cây trồng chủ lực trong nông nghiệp nhằm xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân địa phương. Vì vậy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm hoàn thiện các chính sách để phát triển cây cao su trong thời gian đến.

- Cây cao su có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài trên 30 năm, vốn đầu tư ban đầu lớn; để tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn trồng và sản xuất cao su, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, dài hạn đối với các dự án trồng cao su theo chủ trương chuyển đối đất nông, lâm nghiệp sang trồng cây cao su do Chính phủ phê duyệt; có chính sách bảo hiểm rủi ro đối với cây cao su, khoang nợ, giãn nợ trong thời kỳ cao su mất giá.

- Chính phủ và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cần có những chính sách, giải pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặt biệt qua các nước Châu âu và Mỹ; muốn như vậy phải xây dựng ký kết được với các nước về bộ quy chuẩn chất lượng sản phẩm mủ cao su, cơ cấu chủng loại các sản phẩm mủ cao su theo yêu cầu của đối tác, trên cơ sở đó nghiên cứu quy trình kỷ thuật, công nghệ sản xuất chế biến tương ứng để đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm một cách đồng nhất, phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn kỷ thuật quốc gia về sản phẩm mủ cao su sơ chế, có quy chuẩn, có cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm đầu ra một cách đồng bộ ở từng khâu, từng công đoạn sản xuất mủ cao su, đảm bảo giữ gìn uy tín, thương hiệu của sản phẩm mủ cao su trong nước, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe của đối tác nước ngoài; xem đây là vấn đề sống còn của ngành cao su Việt Nam khi cạnh tranh thị trường quốc tế. Trong những năm qua, đối với xuất khẩu các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm mủ cao su nói riêng, thì đây vẫn là khâu yếu kém khó tháo gỡ, nó liên quan đến cơ chế kiểm tra giám sát, văn hóa trong sản xuất kinh doanh, ý thức của người lao động và doanh nghiệp, cần có giải pháp căn cơ, triệt để, quyết liệt để khắc phục yếu điểm này.

- Hiện nay tỷ trọng cao su chế biến thành sản phẩm hàng hóa trong nước chưa nhiều, chủ yếu xuất khẩu mủ thô, giá trị kinh tế không cao; Chính phủ

và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cần xem xét đề xuất phương án, lập dự án đầu tư máy móc dây chuyền công nghệ hiện để sản xuất sản phẩm mủ cao su thành các sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao như: găng tay y tế, nhựa cao su tổng hợp dùng trong chế tạo cơ khí, máy móc, sản xuất lốp ô tô... đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỷ thuật có trình độ cao để vận hành, sản xuất nhà máy như các nước tiên tiến trên thế giới.

- Tỉnh Kon Tum là tỉnh có diện tích cao su lớn, đặt biệt tại địa bàn huyện Ia H’Drai, vì vậy để xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian đến, tầm nhìn đến năm 2050. Hội đồng nhân dân tỉnh cần ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển cây cao su nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển cao su trên địa bàn tỉnh, hình thành khu nguyên liệu tập trung gắn với nhà máy chế biến, quy hoạch đồng bộ các giải pháp về nguồn lực đầu tư, hạ tầng, dân cư, công nghệ kỷ thuật bền vững theo hướng giữ vững môi trường sinh thái, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hoàn thành nhanh các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- UBND huyện Ia H’Drai cùng với doanh nghiệp và người dân ký kết thỏa thuận phương án ăn chia sản phẩm đối với các hình thức góp đất, nhận khoán của hộ gia đình tại địa bàn huyện, nhằm đạt được sự hài hòa lợi ích và sự đồng thuận của các bên liên quan, phương án ăn chia có tính theo thời giá biến động của thị trường. Cụ thể:

+ Hợp đồng ăn chia sản phẩm đối với hộ gia đình góp đất có quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp trồng cao su; hộ gia đình có nhân công lao động trực tiếp sau khi góp đất, hoặc không có tham gia lao động trực tiếp sau khi góp đất.

+ Hợp đồng ăn chia sản phẩm đối với hộ gia đình nhận khoán công chăm sóc, chịu trách nhiệm vật tư trang thiết bị kỷ thuật để chăm sóc vườn cây và nhận khoán khai thác mủ cao su.

+ Hợp đồng ăn chia sản phẩm với lao động chỉ nhận khoán công lao động.

- Ủy ban nhân huyện cần có cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các vườn ươm giống cây cao su bảo đảm chất lượng, đúng chủng loại và phù hợp với điều kiện khí hậu huyện; khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh, chế biến, bảo quản đối với các sản phẩm mủ cao su; cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư, máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất cao su.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nội dung của Chương 1 và Chương 2 đã phân tích về những vấn đề lý luận cơ bản phát triển cây cao su, thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai, đánh giá nguồn lực, thuận lợi, khó khăn, thành công, hạn chế trong quá trình phát triển cây cao su trên địa bàn huyện trong 5 năm qua. Trên cơ sở đó, Chương 3 của Luận văn đi sâu vào việc đề ra những giải pháp để hoàn thiện và tăng cường quản lý quy hoạch phát triển cây phát triển cây cao su, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su, nâng cao hiệu quả và đóng góp của cây cao su cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hoàn thiện một số chính sách phát triển cây cao su.

KẾT LUẬN

Đảng bộ, chính quyền huyện Ia H’Drai đã có định hướng đúng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó tập trung trồng cây cao su và phát triển ngành chế biến sản phẩm mủ cao su, cây cao su đã và đang phát triển tốt, dự kiến thời gian đến năm 2020, khi số diện tích đã trồng hiện nay là 25.019 ha cơ bản đã đi vào khai thác, sẽ tạo nguồn thu lớn cho huyện, tăng thu nhập, lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu hút nguồn lao động trẻ vào huyện lập nghiệp.

Nhằm tiếp tục phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai trong thời gian đến, chính quyền các cấp của tỉnh Kon Tum cần có những giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển xây dựng hạ tầng đồng bộ phù hợp với vùng quy hoạch chuyên canh cây cao su; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, chú trọng đầu tư vào giao thông nông thôn, tạo môi trường ổn định, tích cực, thực hiện cải cách hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư; Thực hiện quy hoạch sử dụng đất trồng cao su theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đối với các doanh nghiệp trồng và sản xuất cao su cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, đa dang hóa sản phẩm mủ cao sơ chế theo quy chuẩn quốc tế, ngành cao su Việt Nam cần xây dựng bộ quy chuẩn chất lượng sản phẩm mủ cao su, cơ cấu chủng loại các sản phẩm mủ cao sucó chất lượng cao được các nước Châu âu công nhận, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm đầu ra một cách đồng bộ ở từng khâu, từng công đoạn sản xuất mủ cao su;tăng cường đào tại tay nghề công nhân kỷ thuật và đào tạo nghề bậc cao trong hoạt động chế biến xuất khấu, chế tạo sản phẩm mủ cao su.

Đối với nhân dân vùng dự án trồng và sản xuất cao suphải thường xuyên tiếp cận ứng dụng các khoa học kỷ thuật mới trong lao động, sản xuất nông nghiệp; tự học tập nâng cao kiến thức và tay nghề để đáp ứng yêu cầu việc làm, lao động trong ngành cao su,nhanh chóng thích nghi, thay đổi thói quen tập quán lao động nông nghiệp lạc hậu, hình thành phương thực sản xuất, phương pháp lao động mới, hiện đại, hiệu quả.

Trên đây là Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế “phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum”. Trong quá trình hoàn thành luận văn, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy giáo, Tiến sĩ Lê Bảo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Văn Bình (2004), Quy trình kỹ thuật cây cao su. NXB Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

[2] Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Việt Nam hướng tới 2010, Hà Nội.

[4] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Hướng dẫn về phát triển cao su tiểu điền trong Dự án đa dạng hóa nông nghiệp, NXB Hà Nội

[5] Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới, Hà Nội

[6] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.

[7] Nguyễn Văn Dũng (2014), Luận văn thạc sĩ “Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

[8] Phạm Vân Định - Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp,NXB Nông nghiệp, Hà Nội, giáo trình này phân tích những cơ sở lý thuyết kinh tế học vi mô về nông nghiệp.

[9] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[10] Đặng Phi Hùng (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, NXB Thống kê. [11] Nghị quyết số 43/NQ-CP/2007 của Chính phủ, về việc điều chỉnh quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất (2005- 2006) tỉnh Kon Tum.

[12] Trần An Phong và các cộng sự,(2002) Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên, Hà Nội, (12-2002).

[13] Sally P.Marsh, T.Gordon Macaulay và Phạm Văn Hùng (2007),Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở ViệtNam, Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội

[14] Đặng Kim Sơn (2008), Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, NXB Tri Thức, Hà Nội.

[15] Đặng Thế Sửu (2013), Phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ.

[16] Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững Nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Tập đoàn cao su Viê ̣t Nam và Viê ̣n nghiên cứu cao su Viê ̣t Nam (2012),

ban hành cá c báo cáo khoa học, báo cáo tham luận tại Hội thảo “Phát triển cây cao su”.

[18] Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (2014), Báo cáo chuyên đề về ngành cao su Việt Nam đánh giá tổng quan từ năm 2010 đến tháng 01/2014,

[19] Tôn Thất Trình (2004), Trồng cao su thiên nhiên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[20] Trung tâm nghiên cứu MBS(2014), Báo cáo phân tích ngành cao su Việt Nam của Công ty cổ phần chứng khoán MB.

[21] Uỷ ban dân tộc (2006), phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

[22] UBND huyện Ia H’Drai (2015), Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kiểm kê thanh quyết toán tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Ia H’Drai, Kon Tum.

nông nghiệp, Kon Tum.

[24] UBND huyện Ia H’Drai (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, Kon Tum.

[25] UBND huyện Ia H’Drai (2015), Tài liệu triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Kon Tum. [26] UBND huyện Ia H’Drai (2016), Báo cáo tình hình thực hiê ̣n kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017.

[27] UBND tỉnh Kon Tum (2015), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và Phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020, Kon Tum.

[28] Trần Đức Viên (2008), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập KTQT, Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.

---

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

(theo Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ

họp vào ngày 08 tháng 9 năm 2017)

1. Thông tin chung của học viên

Họ và tên học viên: Nguyễn Vĩnh Thịnh

Lớp: K31.QLK.KT

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế

Ngày bảo vệ: 08/9/2017

Tên đề tài: Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Bảo

2. Ý kiến đóng góp và nội dung sửa chữa

TT Ý kiến đóng góp

của Hội đồng

Nội dung đã chỉnh sửa (nếu bảo lưu nội dung thì phải

giải trình) Vị trí tham chiếu trong luận văn đã chỉnh sửa 1 Chỉnh sửa, bổ sung trích dẫn tài liệu tham khảo

Đã bổ sung trích dẫn tài liệu tham khải tại chương 1, những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển cây cao su

Trang 11, 12, 16, 17, 19,28

2 Chỉnh sửa tên các mục ở chương 1

Đã chỉnh sửa tên một số mục tại chương 1 cho phfu hợp

Trang 26, 27.

3

Nội dung cây cao su phải găn liên với phát triển bền vững

Giải pháp tại mục 3.2.1 83

4 Xác định chủ thể thực

hiện các giải pháp Các giải pháp tại Chương 3

83, 84, 85, 85, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 104 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)