ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN IA H’DRAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 45)

5. Bố cục đề tài

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN IA H’DRAI

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Huyện Ia H’Drai mới được thành lập từ tháng 3/2015 với 03 đơn vị hành chính cấp xã, là huyện đặt thù khu vực biên giới của tỉnh, là huyện giáp với Vương quốc Campuchia có đường biên giới giáp ranh dài 76,4 km. Vị trí địa lý của huyện nằm ở cuối hướng Tây Nam của tỉnh Kon Tum, cách trung tâm hành chính thành phố Kon Tum khoảng 115 km,có tru ̣c Quố c lô ̣ 14c từ huyện Ngọc Hồi đi qua huyện Sa Thầy, huyê ̣n Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) và đi qua huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai).

Ranh giới hành chính của huyện:

+ Phía Bắc giáp: Huyện Sa Thầy và huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum + Phía Nam giáp: Huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai

+ Phía Đông giáp: Huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai

+ Phía Tây giáp: giáp hai huyện Tà Veng và Đun Mia của Vương quốc Campuchia

b. Địa hình

Huyện Ia H’Drai nằm ở phía Tây Nam dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, dốc ở phía Bắc và độ dốc thấp 10% - 15% ở phía Nam.

c. Khí hậu

Khí hậu có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên, được chia làm hai mùa (mùa mưa và mùa khô), đặc điểm nổi bật là mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm 250C – 300C; lượng mưa trung bình trong năm 1.737 mm; độ ẩm bình quân 79,5%; số giờ nắng bình quân trong năm là 1.981 giờ; hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ gió bình quân 2,6 m/s.

Bảng 2.1. Lượng mưa theo tháng ở các trạm quan trắc mưa ở các huyện của tỉnh Kon Tum ĐVT: mm Tháng Địa điểm trạm quan trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm ĐăkGlei 1.8 5.5 67.7 137.8 212.0 186.3 239.2 273.7 289.2 156 88 4.6 1662.2 Đăk Tô 2.1 8.1 46.6 92.4 229.4 310.9 309.8 428.2 281.4 166 60.7 12.7 1947.7 Ia H’Drai 1.0 2.6 24.8 108 208.2 308.9 314.9 343.9 299.3 159 46.5 2.2 1818.9 TP Kon Tum 1 9.9 28 92.2 223.1 258.1 284.0 344.6 279.0 179 60.1 9.5 1768.5 Ngọc Hồi 1.1 3.9 27.4 100.3 230.6 300.9 250.3 352.8 280.6 159 47.1 6.1 1760.3 Kon Plông 0 1.3 31.1 90.8 246.1 170.5 277.1 301.7 257.0 180 136 19.6 1712.0

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Kon Tum)

Hình 2.2. Lượng mưa theo tháng ở các trạm quan trắc mưa ở các huyện của tỉnh Kon Tum

Hình 2.2, cho thấy lượng mưa của huyện Ia H’Drai tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, so với các huyện khác lượng mưa tương đối cao (chỉ thấp hơn huyện KonPlong); với lượng mưa tương đối dài là 6 tháng

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐăkGlei Đăk Tô Ia H’Drai TP Kon Tum Ngọc Hồi

và ổn định, rất phù hợp cho sinh trưởng của cây cao su, đây là cũng là khoảng thời gian khai thác mủ cao su chính trong năm.

d. Tài nguyên đất, nước, khoáng sản:

+ Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá mac ma axit (Fs), đất phù sa ngòi suối. Nhìn chung, đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám phù sa ngòi suối, đất đỏ vàng trên đá mac ma axit được bồi lắng và phù sa có tầng loang lỗ; ở một số vùng đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Bảng 2.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Ia H’Drai năm 2016

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 - Đất nông nghiệp 91,700 93,56

2 - Đất phi nông nghiệp 5,086 5,19

3 - Đất chưa sử dụng 1,225 1,25

Tổng diện tích đất của huyện 98,013 100

(Nguồn: niên giám thống kê huyện)

Hình 2.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Ia H’drai năm 2016

93.56 5.19

1.25

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Hình 2.3, cho thấy tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp của huyện Ia H’drai rất lớn, chiếm đến 93,56% tổng diện tích đất của huyện, với nguồn lực diện tích đất nông nghiệp quy mô lớn, tiềm năng quy hoạch mở rộng, phát triển canh tác trồng các loại cây trồng, vật nuôi khác phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện, đây là ưu thế để huyện lấy trọng tâm phát triển lĩnh vực kinh tế nông nghiệp là nòng cốt, gia tăng giá trị sản xuất trong lĩnh vực ngành nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ia H’drai năm 2016

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 - Đất trồng cây hàng năm 10.717 30,00

2 Trong đó: + Đất trồng lúa 211

3 +Đất cỏ dùng vào chăn nuôi -

4 + Đất trồng cây hàng năm khác 10.506

5 - Đất trồng cao su 25.019 69,98

6 - Đất trồng cây lâu năm khác 15 0,02

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 35.751 100

(Nguồn: niên giám thống kê huyện)

Hình 2.4. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ia H’drai năm 2016

Đất trồng cây hàng năm chiếm 30%

Đất trồng cây cao su chiếm

69,98%

Đất trồng cây lâu năm khác chiếm 0,02%

Hình 2.4, cho thấy tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện, hiện nay diện tích đất trồng cây lâu năm là cây cao su chiếm 69,98%, còn lại đất trồng cây hàng năm chiếm 30%. Với tỷ lệ như trên, cho thấy cây cao su hiện nay là cây trồng chính của huyện, có diện tích lớn, có giá trị kinh tế cao và trong dài hạn sự phát triển của cây cao su ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện.

+ Tài nguyên nước: Có hệ thống sông suối dày đặc phân bố đồng đều với hai con sông chính là sông Sa Thầy và sông Sê San: Sông Sa Thầy nằm ở phía Tây Nam của huyện với chiều dài khoảng 60km, chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Sê San có hai nhánh sông chính là sông Pô Kô và sông Đăk Bla hợp lại chảy về hướng Tây.

+ Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản tại địa bàn chủ yếu là quặng sắt, đá Granit và các loại khoáng sản khác, cấu trúc khác nhau và vị trí nằm rải rác. Khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường: đá xây dựng, cát xây dựng, cuội sỏi, mỏ sét... đã thăm dò và đánh giá trữ lượng có thể đảm bảo cho đầu tư khai thác chế biến vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trong khu vực.

2.1.2. Tình hình kinh tế huyện Ia H’Drai

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, bằng những nỗ lực, tinh thần đoàn kết, Đảng bộ và Chính quyền và Nhân dân huyện Ia H’Drai đã có những bước phát triển trên một số lĩnh vực, phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Giai đoạn từ năm 2012-2016, huyện Ia H’Drai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng, trong đó trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương vẫn là ngành nông nghiệp; trong đó, cây trồng chủ lực vẫn là cây cao su, hiện nay tổng diện tích

trồng trọt toàn huyện là 35.452 ha, trong đó cây cao su có diện tích 25.019ha (chiếm 70,57% trên tổng diện tích cây trồng).

Bảng 2.4. Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất GDP huyện Ia H’Drai

Chỉ tiêu / năm 2012 2013 2014 2015 2016

Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 61,910 56,430 66,525 121,329 127,369 Tốc độ tăng trưởng (%) 13,09 10,51 10,22 9,80 8,01 Trong đó: Giá trị sản xuất của

ngành nông lâm thủy sản (tỷ đồng)

41,170 40,780 50,650 80,785 98,142

(Nguồn: Báo cáo Chi cục thống kê huyện Ia H’Drai và huyện Sa Thầy)

Bảng 2.4, cho thấy trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của huyện đạt 10,34%/ năm, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của huyện là 10,93 triệu đồng/năm (đạt 120% so với chỉ tiêu đề ra). Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện theo giá hiện hành tăng khá cao qua các năm. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất cao, năm 2016 so với năm 2012 vượt đến 208%.Huyện Ia H’Drai là huyện biên giới còn nhiều khó khăn,do mới thành lập, giá trị sản xuất không lớn, tuy nhiên với ưu thế về ngành nông nghiệp, đặt biệt là đầu tư và phát triển cây cao su đem lại giá trị kinh tế tương đối lớn cho huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVI xác định trong trong nhiệm kỳ 2015- 2020 và dự báo đến năm 2030, cây cao su vẫn là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thế mạnh kinh tế lớn, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân.

b. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đối với ngành nông nghiệp, huyện đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, hạn chế độc canh trong sản xuất, hiện nay cây cao su vẫn là cây trồng chủ lực của huyện, được

sản xuất tập trung, chuyên canh, điều này có ý nghĩa chiến lược trong sản xuất và phát triển kinh tế của huyện; tuy nhiên trong những năm gần đây giá mủ cao su trên thị trường thế giới xuống thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp và đời sống nhân dân vùng sản xuất cao su. Vì vậy Đảng bộ và Chính quyền huyện đã có chủ trương, dự án phát triển đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, giảm độc canh, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện đất đai của địa phương như: Xã Ia Tơi có khu vực lòng hồ thủy điện sê san với diện tích mặt nước gần 5.000ha, có tiềm năng nuôi trồng thủy sản rất lớn, huyện đã hình thành khu dân cư làng chài nuôi cá nước ngọt, các bè nuôi cá hiện đã và đang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ ven khu vực lòng hồ; xã Ia Đal phát triển các trang trại vườn nhà trồng tiêu, cà phê và các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế khá tốt; xã Ia Dom với mô hình chăn nuôi gia súc, đặt biệt là bò sinh sản, hiện nay số bò được người dân và doanh nghiệp chăn nuôi đạt hơn 800 con, đây là hướng chăn nuôi gia súc mới, có giá trị kinh tế cao đem lại thu nhập ổn định và làm giàu cho nhân dân địa phương. Huyện đã hình thành các vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao đang ngày càng nhân rộng tại địa phương, đồng thời trợ giá các loại giống mới như: phát triển vùng mía nguyên liệu, vùng chuyên canh trồng cỏ… triển khai tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ giống cây ăn quả, thử nghiệm mô hình sản xuất cây cảnh, rau thực phẩm loại mới góp phần đa dạng hóa cây trồng.

Đối với các diện tích cây trồng cao su hiện nay, chủ trương của huyện là tiếp tục duy trì, chăm sóc tốt diện tích hiện có, phát triển mới diện tích cây cao su theo kế hoạch, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và diện tích cao su giao khoán cho các hộ dân nhận chăm sóc, khai thác và hưởng lợi từ cây cao su, hiện nay diện tích giao khoán cho các hộ ước đạt trên

50% diện tích cao su toàn huyện, các hộ dân được giao khoán chủ động trong chăm sóc, bảo vệ vườn cây và hưởng tiền công, tiền lương từ công tác chăm sóc, bảo vệ và ăn chia sản phẩm khi vườn cây cao su đi vào khai thác. Điều này tăng tính tự chủ, trách nhiệm và sự an tâm của người dân gắn bó lâu dài với cây cao su; khắc phục những khó khăn khi giá mủ cao su xuống thấp, người dân chia sẽ rủi ro, đồng hành cùng doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trên chính diện tích vườn cao su mình nhận khoán.

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của huyện Ia H’Drai, giai đoạn 2012-2106

ĐVT: (%)

Chỉ tiêu / năm 2012 2013 2014 2015 2016

Nông lâm thủy sản 66,49 72,26 76,31 66,58 77,05 Công nghiệp 16.97 10.39 4.69 12.52 1.95 Thương mại & dịch vụ 16,54 17,35 19,00 20,90 21,00

(Nguồn: Báo cáo Chi cục thống kê huyện Ia H’Drai và huyện Sa Thầy)

Bảng 2.5, cho thấy ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện, năm 2012 chiếm 66,49%, đến năm 2016 chiếm 77,05%, đây là ngành kinh tế trọng yếu, chủ đạo của huyện; ngành công nghiệp có xu hướng giảm do tỷ trọng của 02 ngành nông lâm thủy sản và ngành thương mại & dịch vụ tăng nhanh qua các năm, đến năm 2016 giá trị kinh tế của ngành công nghiệp chỉ chiếm 1,95% đây là tỷ lệ rất nhỏ so với cơ cấu ngành kinh tế nói chung của các khu vực huyện khác. Ngành thương mại & dịch vụ có mức tăng không cao, năm 2012 là 16,54%, đến năm 2016 chiếm 21%. Với cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp thấp như hiện nay, Đảng bộ và Chính quyền huyện phải có những giải pháp hợp lý để chuyển đổi cơ cấu các ngành, đặt biệt cần gia tăng phát triển ngành công nghiệp, ngành thương mại & dịch vụ. Ngoài thế mạnh hiện nay, sự phát triển tương đối khả quan của các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản; cần tăng

cường định hướng phát triển ngành công nghiệp, đi sâu vào lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm tăng giá trị kinh tế sản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp như: Quy hoạch xây dựng 05 nhà máy chế biến mủ cao su (hiện nay đã xây dựng 02 nhà máy), xây dựng 01 nhà máy chế biến tinh bột sắn nhằm thu mua hết nguyên liệu củ sắn của nhân dân trồng trong vùng, hình thành khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp tập trung sản xuất chế biến gỗ, nguyên vật liệu đá, cát xây dựng, gò hàn sắt thép các loại…

Hiện nay, huyện Ia H’Drai đang chú trọng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, xã hội tại chỗ; thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý để tăng nguồn thu ngân sách cho đầu tư; tranh thủ có hiệu quả các nguồn vốn bên ngoài (nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn các chương trình mục tiêu, các tổ chức, doanh nghiệp) để đầu tư xây dựng cơ bản; xác định đúng những khâu cần đột phá trong lĩnh vực kinh tế từng ngành để tập trung đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; chỉ đạo thực hiện tốt xã hội hóa các chương trình phát triển văn hóa-xã hội có hiệu quả; xác định lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp là một khâu quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thu hút nguồn vốn của người lao động đầu tư trở lại để phát triển kinh tế - xã hội.

c. Hệ thống kết cấu hạ tầng

- Về giao thông: Đường bộ có các tuyến gồm,

+ Quốc lộ 14C: Đoạn đi qua khu vực Nam Sa Thầy có chiều dài 47,6km, đây là con đường huyết mạch nối liền với đường Hồ Chí Minh tại huyện Ngọc Hồi và nối liền với huyện Ia Grai, tỉnh gia lai; đây là trục đường lưu thông chính trong vận chuyển hàng hóa nông sản, mủ cao su và thương mại giữa các huyện Ia H’Drai và các huyện trong tỉnh và tỉnh Gia Lai.

Sa Thầy có chiều dài 57Km, hiện tại đang thi công với tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A. Đường từ ngã ba làng Le - Làng Thanh niên lập nghiệp-Đồn biên phòng 713, dài 35 km, mặt đường cấp phối đồi, rộng 4 đến 5m.

+ Đường xã, thôn: Đường giao thông nội vùng trong các vùng dự án trồng cao su do các doanh nghiệp, công ty đầu tư dài khoảng 453 Km đường đất, với mặt đường đất cấp phối, chịu được các xe vận tải hàng hóa đi lại giữa các vùng, các lô cao su để vận chuyển mủ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chăm sóc vườn cây.

- Cấp điện: Hệ thống hạ tầng điện cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp. Toàn huyện đã xây dựng 35,71 km

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)