5. Bố cục đề tài
1.1.4. Vai trò của phát triển cây cao su
a. Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu
Theo số liệu thống kê tổng hợp diện tích đất theo vùng sinh thái thì diện tích đất trống, đồi núi trọc có thể sử dụng để phát triển cây cao su ở nước ta có thể lên đến 600.000 ha. Nếu tính cả quỹ đất do Bộ Lâm nghiệp quản lý, ước tính lên đến 50% hiện trạng không có rừng và một số diện tích đang trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả thì diện tích này phát triển cao su lên đến 1.200.000 ha. Như vậy, phát triển cây cao su sẽ giúp khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất đai.
Ngoài ra, một số vùng mà đất không những chưa được khai thác mà ngày càng bị hủy hoại bởi con người và điều kiện, tự nhiên, khí hậu. Sự phân bố lượng mưa không đều trong năm kết hợp với độ dốc khiến tình trạng thiếu nước trong mùa khô của các khu vực này rất trầm trọng. Trong tình hình đó, các loại cây dài ngày có khả năng chịu hạn được xem là các cây trồng chủ lực trong việc khai thác đất đai. Cây cao su đáp ứng được mục tiêu trên ngoài yếu tố tăng độ che phủ nó còn là cây cây trồng cho hiệu quả cao về mặt kinh tế. Ở
khu vực Tây Nguyên với vùng đất chủ yếu là đất đỏ bazan, là loại đất được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng và thích hợp với nhiều loại cây trồng chưa được sử dụng hiệu quả, thì với chiến lược phát triển ngành cao su sẽ có thể khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này.
b. Đóng góp cho phát triển đời sống xã hội
Cây cao su với hình thức phát triển có tổ chức luôn hình thành cùng với vườn cây các khu dân cư tập trung tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc đầu tư các công trình phúc lợi công cộng. Góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế tiến bộ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Việc phát triển cao su còn kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng gồm hệ thống đường, điện, nước. Những yếu tố này sẽ giúp người dân nâng cao dân trí, tăng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trong khu vực. Điều này đã được minh chứng qua việc phát triển của các công ty cao su trong khu vực. Ở nước ta, trong những năm gần đây cây cao su đã đem đến thu nhập cao cho người công nhân và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong đó phần đông là lao động người dân tộc góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân.
c. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác
Để hình thành một vùng chuyên canh cao su cần có sự đóng góp của hầu hết các ngành kinh tế như vận tải, hàng hóa, cơ khí sửa chữa, thi công xây lắp,thông tin liên lạc sản xuất… Bản thân trong một công ty trồng và khai thác cao su cũng được tổ chức với nhiều loại hình sản xuất như nông trường phụ trách (trồng mới, chăm sóc, khai thác), các nhà máy chế biến phụ trách khâu công nghiệp, các xí nghiệp dịch vụ đảm nhiệm các công việc cung ứng vật tư, xây dựng và công tác khác. Phát triển cao su sẽ phát triển hệ thống giao thông và hệ thống điện trong khu vực, yếu tố này là động lực để phát