Thực trạng về các nguồn lực phát triển cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 64 - 76)

5. Bố cục đề tài

2.2.2. Thực trạng về các nguồn lực phát triển cây cao su

a. Về đất đai

Thực hiện đề án chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai là địa bàn có diện tích chuyển đổi lớn, đất đai có độ màu mỡ, thời tiết, khí hậu rất phù hợp cho cây cao su sinh trưởng; hiện nay một số doanh nghiệp vẫn chưa chuyển đổi hết diện tích được cấp phép để trồng cây cao su,tiềm năng phát triển diện tích trồng cao su theo chủ trương phép chuyển đổi đất lâm nghiệp qua trồng cao su đạt gần 40.000 ha), trong khi đó số diện tích đã trồng cao su hiện nay chỉ là là 25.019 ha.

Bảng 2.9. Diện tích cao su các xã tại huyện, giai đoạn 2012-2016

ĐVT: Ha TT Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 1 Xã Ia Dom 646 1,342 3,774 5,078 5,385 2 Xã Ia Đal - - - 9,193 9,297 3 Xã Ia Tơi 250 2,701 7,393 9,884 10,337 Tổng cộng 896 4,043 11,167 24,155 25,019

(Nguồn: Niên giám Cục thống kê và Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai)

Hình 2.10, cho thấy diện tích cao su tăng trưởng mạnh từ năm 2013 đến năm 2015 là 20,112 ha (chiếm 80,38% trên tổng diện tích trồng), đây là thời gian các doanh nghiệp tập trung chuyển đổi đồng loạt đất lâm nghiệp sang trồng cao su theo vùng dự án được tỉnh cấp phép

b. Về lao động

Bảng 2.10. Nguồn lao động của huyện Ia H’Drai

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Dân số 4.500 5.760 7.450 11.644 11.644 Nam 3.233 4.325 4.013 6.125 6.125 Nữ 1.267 1.435 3.437 5.519 5.519 Nguồn lao động 3.025 3.790 5.680 8.670 8.670 Số người trong độ tuổi lao động 2.860 3.420 5.150 8.120 8.120 Số người có khả năng lao động 2.905 3.420 4.960 7.900 7.900 LĐ làm việc trong các ngành kinh tế 2.765 3.010 4.960 7.850 7.850

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai)

Bảng 2.10 và hình 2.11, cho thấy nguồn lao động của huyện tương đối lớn so với tổng số dân của huyện, năm 2016 là 8.670 người/11.644 người (đạt 74,45%), trong đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động rất cao đạt 8.120 người/8.670 người (đạt 93,65%), đây là lợi thế đối với huyện có ngành nông nghiệp phát triển mạnh, cần nhiều lao động trực tiếp.

Bảng 2.11. Số lượng lao động trong ngành cao su trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Dân số (người) 4,500 5,760 7,450 11,644 11,644 Số người trong độ tuổi

lao động(người) 2,860 3,420 5,150 8,120 8,120 LĐ làm việc trong các

ngành cao su(người) 2,765 3,010 4,960 7,850 7,850

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai

Hình 2.12. Số lượng lao động trong ngành cao su trên địa bàn huyện

Bảng 2.12, cho thấy tỷ lệ người lao động trong ngành cao su tại huyện rất cao, gần tương ứng với số người trong độ tuổi lao động; là huyện với đặt

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 1 2 3 4 5 Dân số ( người)

Số người trong độ tuổi lao động(người)

LĐ làm việc trong các ngành cao su( người)

thù người lao động đến địa bàn lập nghiệp chủ yếu là lao động do ngành cao su tuyển dụng, số lao động này thời gian nhàn rỗi mùa vụ vẫn tham gia thị trường lao động của các ngành khác. Với tình hình lao động như trên, việc đào tạo lao động có tay nghề, có chất lượng cao của ngành cao su sẽ có tầm quan trọng quyết định chất lượng nguồn lao động của huyện.

Nguồn lao động tăng mạnh trong các năm 2014, 2015, 2016 để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trồng cao su, bên cạnh đó là huyện mới thành lập, nên số lao động di cư vào khu vực kinh tế mới để lập nghiệp chủ yếu là người trong độ tuổi lao động, số nhân khẩu sống phụ thuộc và không có khả năng lao động chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Với cơ cấu dân số hiện có, đây là ưu thế đối với huyện kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đối với huyện Ia H’Drai phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, thì thời gian đến nhu cầu lao động sẽ tiếp tục thiếu, nếu so sánh giữa số người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động với số người đang làm việc trong các ngành kinh tế cho thấy cầu lao động lớn hơn cung lao động.

Bảng 2.12. Chất lượng lao động trong ngành cao su, giai đoạn 2014-2016

ÐVT: người TT Địa phương 2014 2015 2016 Tổng số Chưa đào tạo cấp TC trở lên Tổng số Chưa đào tạo cấp TC trở lên Tổng số Chưa đào tạo cấp TC trở lên 1 Xã Ia Đal - - - 860 341 450 69 905 280 550 75 2 Ia Dom 670 377 250 43 1,120 278 740 102 1,450 470 850 130 3 Xã Ia Tơi 891 386 430 75 1,302 645 570 87 1,780 940 750 90 Tổng cộng 1561 763 680 118 3282 1264 1760 258 4135 1690 2150 295

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy, Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai)

Bảng 2.12, cho thấy số lượng và chất lượng lao động trong ngành cao su tại các xã của huyện hiện nay là không cao: năm 2014 có 1.561 người lao

động trực tiếp trong ngành cao su trên địa bàn huyện, trong đó chưa qua đào tạo 763 người, có trình độ sơ cấp 680 người, có trình độ trung cấp trở lên 118 người. Đến năm 2016, số người lao động trực tiếp trong ngành cao su trên địa bàn huyện là 4.135 người, trong đó chưa qua đào tạo 1.690 người, có trình độ sơ cấp 2.150 người, có trình độ trung cấp trở lên 295 người.

Hình 2.13. Chất lượng lao động trong ngành cao su, giai đoạn 2014-2016

Hình 2.13, cho thấy hiện nay tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của huyện còn nhiều, hàng năm có giảm, tuy nhiên tỷ lệ không nhiều, năm 2014 là 49% đến năm 2016 là 41%; số lao động có trình độ sơ cấp (tương đương với bồi dưỡng nghề) chiếm tỷ lệ lớn năm 2014 là 43,6%, đến năm 2016 là 52%; còn lại tỷ lệ nhỏ là lao động có trình độ trung cấp trở lên, số lao động này chủ yếu là công nhân viên kỷ thuật và quản lý số lao động này hàng năm có tăng, tuy nhiên so với số tổng lao động, tỷ lệ này lại giảm qua các năm. Thực trạng chất lượng nguồn nhân nêu trên là vấn đề khó khăn lớn của ngành cao su tại huyện, thời gian đến việc đào tạo lại đối với nguồn lao động sẵn có để cung cấp nguồn lao động có tay nghề, lao động có chất lượng cao là đòi hỏi cấp bách, quyết định đến sự phát triển của ngành cao su.

43.6 53.6 52.0 7.6 7.9 7.1 49 39 41 1,561 3,282 4,135 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 - 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo(%) Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên(%) Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp(%) Tổng số lao động ngành cao su (người)

Hiện nay nhu cầu sử dụng lao động trong ngành cao su chưa lớn, vì phần lớn diện tích cao su tại 3 xã chưa đi vào khai thác ổn định (diện tích đã khai thác hiện nay là 4.375 ha, chỉ chiếm tỷ lệ 17,48% trên tổng diện tích cao su của huyện); trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, lượng nhân công cho sản xuất cao su không nhiều, các doanh nghiệp thường sử dụng lao động thời vụ, có tính chất không ổn định. Theo kế hoạch sản xuất của các đơn vị, thời gian đến năm 2018 – 2020, khi cao su đi vào khai thác đồng loạt, nhu cầu sử dụng lao động là rất lớn, vì vậy số lao động tại các xã tăng thêm tham gia làm công nhân ngành cao su dự kiến tăng từ 12.000 đến 15.000 lao động, đây là sức ép lớn đối với doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc tuyển dụng lao động, bố trí đất ở và thực hiện công tác an sinh xã hội cho người lao động.

c. Về vốn đầu tư

Hiện nay 07 đơn vị doanh nghiệp trồng và sản xuất cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai, trong đó có 05 đơn vị doanh nghiệp nhà nước, 02 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư chủ yếu trong trồng mới và chăm sóc cây cao su, với giá thành đầu tư trên 01ha cao su rất cao, do đặt thù phải chuyển đổi từ đất lâm nghiệp, cây rừng sang trồng cây cao su, giá trị đầu tư trên 01 ha cao su trong 07 năm kiến thiết cơ bản khoảng gần 200 triệu đồng (bảng 2.19), với diện tích của vùng cao su của huyện rất lớn, nên vốn đầu tư cho cây cao su tương đối lớn, đồng thời nhà nước và doanh nghiệp các đơn vị phải đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ các cụm dân cư, người lao động tại các khu vực trồng và sản xuất cao su của huyện như: đường giao thông, hệ thống điện, nước, nơi làm việc, nhà ở công nhân, nhà trẻ, mầm non, trạm y tế,… Hiện nay, cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu của đời sống người lao động trong lĩnh vực trồng và sản xuất cao su, tuy nhiên đối với quy mô và tiềm năng sản xuất của vùng trong những năm tiếp theo cần phải tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

phục vụ sản xuất của ngành cao su.

Bảng 2.13. Vốn đầu tư trồng cao su theo xã trên địa bàn huyện

ĐVT: Tỷ đồng TT Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 1 Xã Ia Dom 96,900 201,300 566,100 761,700 792,750 2 Xã Ia Đal - - - 1.378,950 1.379,550 3 Xã Ia Tơi 37,500 405,150 1.108,950 1.482,600 1.535,550 Tổng cộng 134,400 606,450 1.675,050 3.623,250 3.707,850

(Nguồn: Nguồn Niên giám thống kê huyện, Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai và tính toán của tác giả)

Bảng 2.13, cho thấy vốn đầu tư cho cao su tại các xã chủ yếu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, lượng vốn đầu tư từ các năm 2012 đến 2016 chủ yếu tập trung cho trồng mới. Cụ thể: Năm 2012 vốn đầu tư cho sản xuất cao su là 134,4 tỷ đồng, đến năm 2016 vốn đầu tư cho sản xuất cao su là 3.707,85 tỷ đồng.

Hình 2.14. Vốn đầu tư trồng cao su theo xã trên địa bàn huyện

Hình 2.14, cho thấy số vốn đầu tư hàng năm và cho diện tích trồng mới tại xã Ia Dom và Ia Tơi tăng đều qua các năm, riêng xã Ia Đal năm 2015,

2016 mới đầu tư trồng mới. Điều này cho thấy tỷ lệ đầu tư cao su tại các xã hàng năm không đều, một phần do các đơn vị thiếu sự chủ động về vốn khi triển khai dự án đã được phê duyệt từ năm 2011.

Nguồn vốn đầu tư cho trồng mới và chăm sóc cao su trong những năm qua chủ yếu các đơn vị vay vốn ngân hàng để đầu tư, trong tình hình hiện nay, các ngân hàng kiểm soát chặt nguồn vốn đầu tư và thường xuyên kiểm tra khối lượng, tiến độ, hiệu quả kinh doanh của vườn cây cao su. Vì vậy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, buộc phải cắt giảm chi phí đầu tư, giảm định mức kinh tế kỷ thuật đầu tư, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chăm sóc vườn cây.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn đầu tư, vốn vay ngân hàng cơ bản được đảm bảo, hỗ trợ từ nhà nước hoặc từ đơn vị kinh tế quốc phòng; tuy nhiên đối với 02 doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn đầu tư gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ, hiệu quả sản xuất. Điều này đặt ra vấn đề là phải tăng cường và chủ động vốn đầu tư trong sản xuất cao su, đa dạng các nguồn lực đầu tư, khuyến khích cổ phần hóa doanh nghiệp, chính sách thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế và huy động nguồn vốn trong dân.

Với đặt thù ngành cao su, việc đầu tư cho vườn cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản là rất lớn chiếm khoảng 80% chi phí đầu tư (chủ yếu là khai hoang, trồng mới, trồng dặm và chăm sóc hàng năm); Trong thời kỳ khai thác, chi phí đầu tư không nhiều và giảm dần, chỉ thực hiện công tác chăm sóc, phòng chống dịch bệnh (đầu tư máng, chén, dao cạo mủ để khai thác và chăm sóc thường xuyên vườn cao su). Vì vậy với kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích vườn cây theo chủ trương của và của huyện trong thời gian đến, bài toán về chủ động nguồn vốn đầu tư đặt lên hàng đầu, có yếu tố quyết định sự thành công đến sự phát triển diện tích cây cao su trên địa bàn huyện.

d. Trình độ kỹ thuật trong sản xuất cao su

Tại huyện Ia H’drai, các đơn vị doanh nghiệp và người dân đã cơ bản thực hiện tốt và ứng dụng khoa học kỷ thuật, công nghệ mới trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến mủ cao su đạt hiệu quả cao, đã cơ giới hóa máy móc đạt 70 đến 90% trong các công đoạn sản xuất như khai hoang, đào hố, làm đường ranh cản lửa, phun thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, máy đập cỏ, máy cắt cỏ bằng dây cước, máy thổi lá, vận chuyển mủ, chế biến và bảo quản mủ sau thu hoạch; đã áp dụng các kỷ thuật công nghệ mới trong cạo mủ, chăm sóc, bón phân, chống sâu bệnh nhằm nâng cao hiệu quả năng xuất vườn cây, kéo dài thời gian khai thác…được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đánh giá cao, khuyến khích nhân rộng.

Công tác chọn giống cao su để trồng đảm bảo quy trình chọn giống chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và có lý lịch cây giống rõ ràng,chọncây giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương đã được Viện nghiên cứu Cao su khuyến cáo như: PB260, PB255, Lai Hoa 90; từ năm 2012 đến nay, các vườn cao su đều trồng giống cao su từ 03 đến 05 tầng lá, vì vậy đảm bảo tỷ lệ cây sống cao, chất lượng đồng đều, độ đông đặc của vườn cây đều đạt quy định đưa vào khai thác.

Bảng 2.14. Cơ cấu giống cao su ở các công ty cao su trên địa bàn huyện

ĐVT: %

TT Công ty Cơ cấu giống (%)

PB260 PB255 Lai Hoa 90

1 Công ty cổ phần CS Sa Thầy 30.5 20 49.5

2 Tổng đội TNXP 35 20.5 44.5

3 Công ty cổ phần ĐTPT Duy Tân 40.5 30 29.5

4 Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh 38.5 35 26.5

5 Công ty TNHHMTV 78 33 20.5 46.5

6 Công ty TNHHMTV ChưMomRay 40.0 30 30

7 Chi nhánh 716 Binh đoàn 15 35,5 20.5 44.0

Tỷ lệ bình quân cơ cấu sử dụng giống 36.14 25.21 38.64

Hình 2.15. Cơ cấu giống cao su ở các công ty cao su trên địa bàn huyện

Trong mấy năm gần đây do giá mủ cao su tăng cao, cùng với sự khuyến khích phát triển cây cao su của Nhà nước nên nhiều nơi trồng ồ ạt, dẫn tới thị trường cung cấp cây giống có lúc không kiểm soát, do khan hiếm nguồn giống, một số cơ cung cấp giống không đảm bảo chất lượng, kỷ thuật theo yêu cầu. Tuy nhiên đối với huyện Ia H’Drai, tiến hành trồng cao su ở quy mô lớn, diện tích chuyên canh tập trung, nên đã chọn các doanh nghiệp cung cấp giống có uy tín, chất lượng, đảm bảo hiệu quả cao.

- Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cao su:

Vì quy mô và diện tích cao su của vùng rất lớn, chuyên canh cao, nên việc áp dụng quy trình kỷ thuật đặt ra yêu cầu khắc khe, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm quy trình kinh tế kỷ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam, các bước, công đoạn trồng mới, chăm sóc hiện đều tuân thủ yêu cầu thời gian tiến độ, kết quả của từng công đoạn, các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác giám sát, nghiệm thu đánh giá phần % khối lượng hoàn thành… vì vậy chất lượng vườn cây cao su chất lượng đồng bộ và tương đối cao, thể hiện tại bảng 2.15.

36.14% 25.22% 38.64% PB260 PB255 Lai Hoa 90

Bảng 2.15. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóccây cao su ở các công ty cao su trên địa bàn huyện

Nội dung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)