Giải pháp về thịtrường tiêu thụ sản phẩm cây cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 100 - 103)

5. Bố cục đề tài

3.2.3. Giải pháp về thịtrường tiêu thụ sản phẩm cây cao su

- Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhà nước và doanh nghiệp cần chú trọng cả hai phương diện mở rộng thị trường theo chiều rộng và mở

rộng thị trường theo chiều sâu, vừa xúc tiến thương mại kiếm thêm thị trường, đồng thời tăng cao doanh số sản phẩm tiêu thụ trên các thị trường truyền thống và thị trường mới. Các doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư sản xuất sản phẩm mủ có chất lượng cao, đáp ứng các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ… Chính phủ và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam xây dựng bộ quy chuẩn về tiêu chuẩn và chất lượng theo yêu cầu quốc tế, đáp ứng nhu cầu đối tác. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, xác định đây là việc làm thường xuyên và là nhiệm vụ chính trong hệ thống quản lý chất lượng. Đảm bảo việc kiểm tra, phân loại nguyên liệu đầu vào, vì đây vấn đề quyết định đến chất lượng thành phẩm như việc tổ chức nghiệm thu mủ, phân loại nguyên liệu ngay tại vườn cây và điểm giao nhận mủ; nghiệm thu mủ chén, mủ dây, mủ đông trước khi thu mủ nước, mủ đông ké; nghiệm thu mủ tạp và tận dụng tối đa phần nước mủ chưa đông.

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát huy nòng cốt của các công ty đầu tư trồng cao su trong việc cung cấp thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su cũng như xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các công ty sản xuất sản phẩm cao su lớn trong nước và ngoài nước. Tích cực tham gia các hội chợ về sản phẩm cao su, tiến tới tổ chức các hội chợ trong nước để tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su, chủ trang trại, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trực tiếp, đồng thời giúp người kinh doanh sản phẩm mủ cao su có cơ hội tiếp cận nguồn hàng tập trung, giảm chi phí giao dịch. Khuyến khích các công ty đầu tư trồng cao su cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cao su phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc một vài thị trường tiêu thụ lớn.

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có chính sách thúc đẩy các công ty trên địa bàn huyện sản xuất sản phẩm cao su nội địa phát triển để nâng cao mức tiêu thụ trong nước, góp phần ổn định tiêu thụ, giảm bớt rủi ro

của thị trường xuất khẩu, gia tăng giá trị của cây cao su. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su, xây dựng thương hiệu và đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa.

- Nhà nước đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Tổ chức hệ thống phân phối, tổ chức tốt khâu thu mua, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện trong thu mua, vận chuyển đến nhà máy chế biến, đến kho lưu giữ bảo quản và vận chuyển ra khỏi địa bàn huyện đưa đi tiêu thụ.

- Chính quyền huyện, tỉnh cần quy định điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su khi họ có kho dự trữ sản phẩm với dung lượng ít nhất khoảng 1000 tấn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn châu Âu đồng thời sử dụng công nghệ chế biến hiện đại và thân thiện môi trường bảo đảm cho chất lượng và thương hiệu. Với hệ thống kho chứa này sẽ giúp cho việc điều tiết thị trường tránh tình trạng bị ép giá.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần tham gia vào Hiệp hội cao su Việt Nam như vậy sẽ bảo đảm kênh tiêu thụ sản phẩm chủ động hơn và nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp, tập trung khai thác các thị trường tiềm năng, ít cạnh tranh. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới vào các thị trường mới. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận chiến lược thị trường, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ia H’Drai ngay từ bây giờ khi phần lớn diện tích cao su chưa đi vào khai thác, sản lượng cao su chưa nhiều; phải bắt đầu xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp, xúc tiến thương mại tìm

các thị trường, đối tác tiềm năng để xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động trong dài hạn. Đốivới thịtrường xuất khẩu, bên cạnh củng cố thị trường Trung Quốc bằng quan hệ mậu dịch chính ngạch, cần mở rộng xuất khẩu mủ khô sang các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.

- Nhà nước cần ban hành chính sách và cơ chế giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.Nâng cao hiệu quả xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể về các mặt chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả; có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu khi giá cả thấp; đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để dủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)