Tình hình xã hội huyện Ia H’Drai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 55 - 59)

5. Bố cục đề tài

2.1.3. Tình hình xã hội huyện Ia H’Drai

a. Về dân số, lao động, dân tộc

Tổng số dân số trên địa bàn huyện là 11,644 người; trong đó số lao động của các doanh nghiệp hiện nay là 5.703 người, bao gồm 3.426 hộ, trong đó lao động là người dân tộc thiểu số là 2.989 người.

Bảng 2.6: Dân số tại các xã của huyện Ia H’Drai ĐVT: Người TT Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Xã Ia Đal 2,960 3,123 3,447 3,945 4,598 2 Xã Ia Dom 3,243 2,869 2,566 3,248 3,654 3 Xã Ia Tơi 3,425 3,021 2,449 3,065 3,392 Tổng cộng 9,628 9,013 8,462 11,644 11,644

(Nguồn: Niên giám Cục thống kê và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai năm 2016)

Hình 2.5: Dân số hàng năm tại huyện Ia H’Drai

Bảng 2.6 và hình 2.5, cho thấy dân số của huyện từ năm 2012 đến năm 2016, tăng từ 9,013 người tăng lên 11,644 người, tỷ lệ đạt 129%, nguồn dân số tăng trên chủ yếu là tăng dân số cơ học, do nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp và số lao động di dân các tỉnh khác đến huyện mới Ia H’Drai lao động, lập nghiệp.Trong năm 2013, 2014 dân số của huyện giảm, do nhu cầu sử dụng trong ngành cao su giảm, đồng thời số lượng việc làm trong quy trình chăm sóc cao su giảm khi cao su đi vào chăm sóc ổn định (đặc thù của sản xuất cao su khi cao su chăm sóc năm 02, năm 03 lượng công lao động ít), dẫn đến lao động dịch chuyển ra khỏi địa bàn tương đối lớn năm 2014 giảm 1,166 (tỷ lệ giảm 12,11% so với năm 2012).

y = 666.3x + 8079.3 R² = 0.5015 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 1 2 3 4 5

Dân số hàng năm của huyện

Dân số hàng năm của huyện

Linear (Dân số hàng năm của huyện)

Hình 2.6. Dân số tại các xã của huyện Ia H’Drai

Hình 2.6, cho thấy dân số của xã Ia Dom và Ia Tơi trong năm 2013, 2014 biến động giảm so với năm 2012; riêng dân số xã Ia Đal có mức tăng ổn định qua các năm. Sự biến động giảm dân số từ năm 2012 là 9.628 người, đến năm 2014 còn là 8.426 người; trong khi đó năm 2015, 2016 dân số không thay đổi là 11.644; điều này đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực dài hạn, bền vững cho ngành cao su, đồng thời cần tạo thêm nhiều việc làm, nhiều ngành nghề khác để thu hút lao động vào huyện Ia H’drai lập nghiệp.

a. Về Giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất cho giáo dục được huyện quan tâm đúng mức, trang thiết bị được tăng cường, văn phòng làm việc, nhà ở giáo viên, hệ thống trường lớp từng bước được xây dựng mới, đầu tư trang thiết bị có chất lượng phục vụ yêu cầu đào tạo; các hệ thống trường mầm non đang mở rộng đến các cụm dân cư phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc của trẻ em là con em các gia đình trẻ đến huyện lập nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện nhà, hiện nay toàn huyện có 07 trường với 92 lớp; Tổng số học sinh đầu năm là 1.497 học sinh. Toàn ngành giáo dục có 12 cán

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 1 2 3 4 5 Xã Ia Đal Xã Ia Dom Xã Ia Tơi

bộ quản lý, 118 viên chức, nhân viên ngành giáo dục. Việc duy trì sĩ số học sinh ở các trường học đạt 96 đến 98%; duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi mức độ 1.

b. Về Y tế

Các chương trình quốc gia về y tế đã được toàn ngành triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có chất lượng. Đội ngũ cán bộ y tế luôn được tạo điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ. Cơ sở vật chất được tăng cường. Mạng lưới y tế cơ sở xã và thôn được củng cố và bố trí lại hợp lý. Huyện có 01 trung tâm y tế, 03/3 xã có các trạm y tế; ngoài ra 5/5 đồn biên phòng đứng chân trên địa bàn có lực lượng y, bác sĩ của đồn, đồng thời thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương theo chương trình quân dân y kết hợp.

c. Về văn hóa - thể thao, thông tin - tuyên truyền

Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa trên địa bàn được thực hiện tốt. Hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn thường xuyên được tổ chức như các hoạt động TDTT – VHVN nhân các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động kỷ niệm của các công ty, các đơn vị tuyên truyền lưu động của tỉnh, huyện đến với các xã... Hệ thống truyền thanh của huyện hiện nay được phủ sóng đến 100% các cụm dân cư tại các xã, có 30 cụm loa truyền thanh tiếp sóng phát thanh của Trung ương và địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.

d. Công tác bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo

Các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Trong đó, hoàn thành việc cấp thẻ BHYT cho toàn bộ người nghèo, cận nghèo trên địa bàn; chi hỗ trợ tiền điện cho 100% hộ nghèo, hộ gia đình chính sách; Công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, nhiều chính sách về giảm nghèo được triển khai đồng bộ.

f. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Về lĩnh vực an ninh chính trị:An ninh khu vực nông thôn, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh biên giới được giữ vững, không có biến động lớn xảy ra. Các lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên làm tốt công tác tuần tra, đấu tranh phòng ngừa. Đồng thời, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc của bọn phản động.

- Về trật tự an toàn xã hội:UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã và các lực lượng chức năng triển khai thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, không để xảy ra các tình hình mất trật tự trị an phức tạp, kéo dài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)