Nguyên nhân của những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 86 - 89)

5. Bố cục đề tài

2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế

- Trong quá trình triển khai thực hiện trồng và sản xuất cao su, xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng với vùng trồng và sản xuất cao su, xây dựng các điểm dân cư… chưa tuân thủ đúng quy hoạch, chưa bám sát và triển khai kịp về tiến độ thời gian, chất lượng đầu tư, công tác rải ngân vốn đầu tư chậm, dẫn đến những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện, và chưa thật sự hiệu quả tương ứng với tiềm năng của vùng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông, khó khăn trong việc vận chuyển, đi lại, ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Từ năm 2011 đến 2015, giá cao su những năm qua xuống thấp đã ảnh hưởng lớn đến ngành cao su Việt Nam, vốn cho đầu tư phát triển khó khăn, thu nhập của người lao động thấp, khó thu hút lao động có chất lượng vào ngành cao su, trình độ nguồn nhân lực lao động của vùng thấp, chưa đáp ứng đến nhu cầu sử dụng lao động cuả ngành cao su.

- Vai trò của nhà nước và doanh nghiệp trong quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, chậm triển khai các dự án đầu tư do thiếu vốn; dẫn đến cơ sở hạ tầng của vùng dự án cao su hiện nay còn lạc hậu, thiếu đường giao thông liên vùng, đường sản xuất vào các lô cao su, hệ thống điện, nước cho các nông trường...

- Các doanh nghiệp và nhà nước chưa có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các đề tài, sáng kiến cũng như áp dụng, nhân rộng trong ngành cao su; dẫn đến nhiều kinh nghiệm hay, cách làm hay nhưng chưa được phổ biến, nhân rộng...

- Nhà nước chưa có chính sách cụ thể, bền vững trong việc hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn khi giá mủ cao su xuống thấp như thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu, khoanh nợ, giãn nợ...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung Chương 2 của Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng giải phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum. Trong đó khái quát, phân tích những đặc điểm về tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của huyện, các đặc điểm dân số, lao động, phân tích thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng cây cao su, thị trường tiêu thụ trên địa bàn huyện từ năm 2012-2016. Trên cơ sở đó phân tích tiềm năng, thế mạnh và xu hướng phát triển của huyện đối với việc trồng và sản xuất cao su; nhìn nhận những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA H’DRAI

3.1.CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN IA H’DRAI, TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện IA HDRAI, tỉnh kon tum (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)