Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 27 - 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến,

tiêu thụ sản phẩm cao su

Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Giống: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển, ngày càng có nhiều giống tốt đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể.

Viện nghiên cứu cao su đã cùng với Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam nghiên cứu soạn thảo bảng nghiên cứu “cơ cấu giống cao su khuyến cáo năm 2011-2015”. Một số giống cao su mới được nghiên cứu và mang lại năng suất cao như và phù hợp với từng vùng như: RRIV 1; RRIV 5; RRIV 109 (Đông nam bộ); PB 312 (Tây Nguyên); RRIC 100 (Miền Trung); IAN 873 (Miền Bắc)…

- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây cao su thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh.

So với các cây trồng khác, cây cao su thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại cây cao su nhiều về chủng loại, thường sinh ra với số lượng lớn, mật độ cao, hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng cây vụđông với mức độ gây hại thường là rất lớn. Để bảo vệ cây cao su chống các loại sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ

tổng hợp.

Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất như ban hành và áp dụng các bộ tiêu chuẩn ngành TCN 101, TCN 102, TCN 103 – quy trình công nghệ chuẩn sản xuất cao su SVR 3L, SVR 10,20, SVR CV50,60 nhằm ổn định và đồng nhất chất lượng cao su sơ chế tất cả các nhà máy trong toàn ngành. Bộ khoa học và công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phê duyệt và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về cao su cốm TCVN 3769:2004 thay cho Tiêu chuẩn cũ 3769:1995.

Kỹ thuật sử dụng máng chắn nước mưa cho cây cao su khai thác tránh việc khai thác mủ cao su phải hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Máng chắn nước mưa phần nào hạn chế được những khó khăn khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài việc làm khô nhanh chóng các mặt cạo sau cơn mưa, máng còn giảm tỷ lệ bệnh mặt cạo và tăng năng suất cạo mủ liên hoàn 5%. Hiện nay, máng chắn nước mưa được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Tiêu chí đánh giá

- Mức và tỷ lệ tăng diện tích giống mới trong sản xuất; - Tỷ lệ các khâu áp dụng kỹ thuật mới;

- Tổng số vốn cốđịnh trên đơn vị diện tích; - Tỷ lệ diện tích được sử dụng kỹ thuật mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 27 - 28)