Giải pháp phát triển nguồn lự c

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 89 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.2.Giải pháp phát triển nguồn lự c

a. Gii pháp vđất đai

Hiện nay diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện phân bổ trên đầu người cao, quá trình tích tụđất đai diễn ra trên cơ sở chuyển nhượng, cho thuê hoặc thông qua việc thành lập, phát triển các trang trại. Tập trung tích tụ ruộng đất tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng cường cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành. Để nâng cao nguồn lực đất đai, cần tập trung thực hiện:

- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến địa bàn từng xã để sử dụng đất đai có kế hoạch và bố trí cây trồng phù hợp đến từng thửa đất.

- Cần khắc phục tình trạng “dự án treo” bảo vệ quỹđất nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sử dụng đất; ngành địa chính và chính quyền địa phương cần tiếp tục tổng kết, đánh giá, lựa chọn và rút ra một số phương án tốt, thích hợp

để chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện và sớm hoàn thành việc chuyển đổi, khắc phục tình trạng phân tán và manh mún của ruộng đất.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp, sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không theo quy hoạch, chuyển đất sản xuất lương thực sang đất ở, đất công nghiệp...

- Tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất còn khả năng cho sản xuất nông nghiệp ở từng vùng, từng xã trên cơ sở nâng mức đầu tư cho công tác khai hoang.

- Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cho mỗi mảnh đất đều có chủ thực sự, mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường và hợp với yêu cầu của pháp luật.

- Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như tăng năng suất của ruộng đất, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất

b. Gii pháp v lao động

Lao động có chất lượng có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển cây cao su nói riêng. Do đó việc nâng cao chất lượng lao động có vai trò hết sức quan trong đặc biết đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống tại địa phương, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, cần có chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề để thu hút được nhiều người vào làm việc tại nông trường, công ty và các cơ sở công nghiệp chế biến ngành cao su.

Nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí trên cơ sở hoàn chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.

Đẩy mạnh việc phổ cập tri thức khoa học kỹ thuật cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; nâng cao kỹ năng

sản xuất và chất lượng sản phẩm. Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, thiết thực, gắn với khả năng tạo ra việc làm. Hình thành các trung tâm kỹ thuật, trường nghề.

Trong thời gian tới huyên cần chỉ đạo trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo ngắn hạn và các lớp tập huấn về kỹ thuât trồng và chăm sóc, khai thác, bảo vệ cây cao su và sơ chế mủ cau su cho lao động vùng trồng cao su, ưu tiên lao động dưới 40 tuổi trong chương trình dạy nghề nông thôn.

Các doanh nghiệp cao su cần có chính sách thu hút, tuyển dụng và đãi ngộ thoải đáng đối với cán bộ quản lý và kỹ thuật giỏi, tiến tới có thểđặt hàng với các trường trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật trồng, bảo vệ thực vật, chế biến và bảo quản sản phẩm cao su; bố trí, sắp xếp lao động hợp lý và tạo điều kiện ổn định cuộc sống llaau dài cho người lao động, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện thu nhận lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân trong các công ty.

Cải tiến chế độ khoán vườn cây theo hướng nâng cao thu nhập cho hộ nhận khoán để thu hút và sử dụng lao động tại chỗổn định và lâu dài.

c. Gii pháp v vn

Thành lập quỹ tín dụng đầu tư phát triển riêng cho sản xuất cao su. Các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển cao su tiểu điền.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất hàng hoá cho phép khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cho nông nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng.

Cổ phần hóa nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông nông sản hàng hoá. Đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sở hữu tài sản, quyền của người sử

dụng tài sản và quyền quản lý, nâng cao trách nhiệm làm chủ của người sở hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt động sản xuất có hiệu quả.

Khuyến khích, huy động vốn của các nhà đầu tư, vốn nhàn rỗi trong dân và giá trị quyền sử dụng đất đểđầu tư phát triển cao su.

Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư trồng và chế biến cao su theo quy hoạch được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư và hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.

Ngân sách Nhà nước ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong các vùng mở rộng trồng cao su tập trung, nhất là các công trình giao thông và điện đầu mối nối từ trục chính đến các vùng dự án trồng cao su thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với các chương trình, dự án khuyến nông, nguồn vốn giải quyết việc làm để cho vay phát triển cây cao su.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 89 - 92)