Thực trạng nguồn lực trong sản xuất cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 59 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2.2. Thực trạng nguồn lực trong sản xuất cao su

- Quy mô din tích đất

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng đất đai huyện Ea H’leo thời gian qua Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Đất SXNN (ha) ha 67.986 68.019 68.258 68.340 68.471 tỷ lệ đất SXNN/DTTN % 50,92 50,94 51,12 51,18 56,2 Diện tích cao su ha 7.584 12.087 12.375 13.933 14.147 DT trồng cao su so với đất Nông nghiệp % 11,16 17,77 18,13 20,39 20,66

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 68.470,77 ha chiếm tỷ lệ 56,20% so với diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích trồng cao su 14.147 ha chiếm tỷ lệ 20,66% so với tổng diện tích đât sản xuất nông nghiệp ; từ năm 2010 diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích trồng cao su có xu hướng tăng qua các năm do sử dụng nguồn đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn lực đất đai luôn bị giới hạn, do đó việc phát triển cây cao su trong thời gian tới trên địa bàn huyện nên tập trung vào việc phát triển theo chiều sâu hạn chế việc phát triển theo chiều rộng do diện tích đất đã bị giới hạn.

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành sản xuất cao su thì phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Số lượng lao động của toàn huyện năm 2014 khoảng 64.759 người, trong đó có 32.658 người tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên kiến thức và trình độ lao động của các hộ sản xuất cao su tiểu điền còn hạn chế chỉ có một số số lượng lao động là công nhân các công ty trên địa bàn được đào tạo qua các lớp do công ty tổ chức.

- Nhân t lao động

Bảng 2.12: Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp huyện thời gian qua Năm TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng lao động (người) 61.479 61.865 62.562 63.650 64.759 2 Lao động NN (người) 31.901 31.272 30.730 31.194 32.658 3 Tỷ lệ LĐNN (%) 51,89 50,55 49,12 49,01 50,43 4 LĐđào tạo (người/năm) 670 682 700 720 743

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su khá đơn giản, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh. Nếu canh tác đúng kỹ thuật sẽ là một trong những nguyên nhân chính làm tăng năng suất của các vườn cây. Hàng năm trung tâm khuyến nông và trung tâm dạy nghề huyện thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp nghề cùng như các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc va thu hoạch cao su cho các đối tượng là lao động trên địa bàn huyện nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân.

Tuy vậy vẫn còn một bộ phận các hộ sản xuất cao su tiểu điền chưa áp dụng đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất, trong những năm trước đây giá cao su khá cao làm cho người nông dân khai thác quá mức vườn cây nhằm thu lợi nhuận trước mắt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây.. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã được tiến hành song hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, người dân một số nơi trên địa bàn vẫn xem nhẹ kỹ thuật canh tác vườn cây nên hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao.

Có thể thấy lực lượng lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào nhưng số lượng lao động qua đào tạo còn khá khiên tốn. Nguyên nhân là do người lao động chưa có ý thức về việc học kỹ thuật, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật và chưa có sự định hướng từ các cấp chính quyền về vấn đề đào tạo lao động kỹ thuật cho các hộ gia đình chỉ mới dừng lại ở tập huấn ngắn hạn.

Trong quá trình sản xuất chủ hộ thường là người trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn đây là những lao động đã lớn tuổi, trình độ hộc vấn nhìn chung còn thấp do đó họ rất hạn chế về việc tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su.

- Năng lc v vn

Vốn là một trong những yếu tố nguồn lực có tính chất quyết định phần lớn khả năng đầu tư cho vườn cây. Trên địa bàn huyện trong những năm qua có thể thấy nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng. Số hộ vay vốn và nhu cầu vay vốn ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ nông dân còn thiếu và rất cần vốn để sản xuất. Chủ yếu nguồn vốn được vay từ ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay trên thực tế là điều không dễ dàng đối với người nông dân do những quy định và nguyên tắc của các ngân hàng.

Bảng 2.13: Tình hình vốn vay tín dụng của nông dân huyện Ea H’leo Năm

TT Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Vay NH nông nghiệp

và PTNT(triệu đồng) 67.962 84.303 72.756 65.195 73.586 1 Số hộ vay (hộ) 1.446 1.653 1.692 1.734 1.936 Vay NH chính sách xã hội (triệu đồng) 80.512 79.728 86.540 80.393 87.475 2 Số hộ vay (hộ) 4.736 4.832 4.729 4.814 5.302

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp &và PTNT; Ngân hàng CSXH huyện Ea H’leo

Ngoài việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại khi cần tiền đểđầu tư thì người dân thường phải tiếp cận nguồn vốn vay thông qua các doanh nghiệp, đại lý và các hộ gia đình khác với lãi suất tương đối cao.

Bên cạnh đó do đặc điểm của cây cao su là cây công nghiệp dài ngày nên nhu cầu vay vốn với thời gian trung và dài hạn với lãi suất vay hợp và phù hợp với chu kỳ kinh doanh rất khó khăn do sự hạn chế nguồn vốn trung và dài

hạn của ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển sản xuất vườn cây.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 59 - 63)