Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 49 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

a. Dân tc

Trên địa bàn huyện Ea H’leo hiện nay có 26 dân tộc sinh sống gồm có Kinh, Ê đê, Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng, Giao, Thái... trong đó người Kinh chiếm 61%, Các dân tộc thiểu số khác chiếm 39% dân số toàn huyện.

b. Dân s

Năm 2014, dân số toàn huyện có 128.978 người, 29.995 hộ, mật độ khoảng 96,60 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1,32 % và có xu hướng tăng qua các năm. Dân cư phân bố không đều ở các xã, tỷ lệ dân số tập trung nông thôn 108.347 người chiếm 84.00 %, dân cư tập trung đông ở thị trấn Ea Drăng 1.237 người/km2, dân cư phân bố thưa thớt ở các xã Ea H’leo 34 người/km2, xã EaTia 37 người/km2. Dân số nữ 63.586 người

chiếm 49,30% tổng dân số toàn huyện.

Bảng 2.3: Tình hình dân số huyện Ea H’leo thời gian qua Năm

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Dân số (người) 122.417 123.730 125.123 127.299 128.978 2 Tỷ lệ tăng TN (%) 0,99 0,06 1,13 1,74 1,32

3 Số hộ 29.858 29.530 29.234 28.997 29.995

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

c. Lao động

Bảng 2.4: Tình hình lao động huyện Ea H’leo Năm TT Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

1 Lao động (người) 63.049 63.799 63.531 63.847 65.005 2 Lao động nông nghiệp 32.464 32.037 30.796 30.748 31.277 3 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,7 3,8 3,8 3,7 3,75

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Năm 2014, tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế 65.005 người chiếm 50,40 % tổng dân số toàn huyện. Riêng số lượng lao động nông nghiệp khoảng 31.277 người chiếm 48,12% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 3,75% vẫn ở mức cao.

d. Truyn thng

Dân tộc Kinh chiếm 61% dân số, sống tập trung ở vùng đồi, đồng bằng và ven sông suối, có truyền thống trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. các dân tộc khác sống chủ yếu ở vùng núi được phan bổ trên các xã và thị trấn của huyện, phương thức canh tác còn lạc hậu, hiểu biết về thị trường hạn chế, tư tưởng bao cấp còn nặng nề nên tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 10%. Người đồng bào có truyền thống trồng trọt, thu nhặt lâm sản phụ từ rừng,

chăn nuôi gia súc từ lâu đời. Trong sản xuất đã xóa bỏđược tập quán du canh, du cư đốt rừng làm nương rẫy nên cuộc sống đã ổn định và dần đi lên. Tuy nhiên, hiện nay trong trồng trọt (đối với cây lương thực) còn theo phương thức quảng canh, không chăm sóc và chưa bón phân cho cây trồng mà nhờ vào những điều kiện thuận lợi của tự nhiên. Các hộ đồng bào hiện nay vẫn chưa quan tâm đến làm chuồng trại nên đàn gia súc, gia cầm có số lượng và trọng lượng thấp, khi có dịch bệnh thường dễ lây lan, khó kiểm soát. Trong số đồng bào dân tộc dân số sống ở xã Ea H’leo và xã Ea Ral do ở gần đồng bằng nên có điều kiện trồng lúa nước nên trình độ sản xuất có phát triển hơn, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%. Từ tập quán sản xuất lạc hậu trong nông nghiệp vẫn tồn tại, nên trong những năm qua đã làm hạn chế phần nào đến PTNN ở huyện Ea H’leo.

e. Dân trí

Đến nay, toàn huyện có 71 trường và cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó: Giáo dục mầm non có 14 trường; tiểu học có 17 trường; trung học cơ sở có 8 trường; trung học phổ thông có 05 trường; hướng nghiệp dạy nghề có 01 trường; giáo dục thường xuyên có 01 trường. Cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư: 100% xã, thị trấn có trường học cao tầng, tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm trên 60%; có 20 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành và duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến nay 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập, trong đó có 12/12 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 12/12 xã thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác đánh giá kết quả học tập đảm bảo thực chất và ngày càng đi vào nề nếp, tỷ lệ huy động trẻ vào các cấp học ngày càng tăng lên, tạo điều kiện để nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất thúc đẩy PTNN.

Bảng 2.5: Tăng trưởng GTSX huyện Ea H’leo thời gian qua ĐVT: triệu đồng Giá trị sản xuất 2010 2011 2012 2013 2014 N – L - TS 2.693.796 3.030.866 3.136.483 3.686.329 4.303.789 CN - XD 1.355.192 943.673 1.232.407 1.372.430 1.527.103 TM - DV 293.128 422.775 515.200 669.760 877.720 TổngGTSX 4.342.116 4.397.314 4.884.090 5.728.519 6.708.612 Tốc độ tăng trưởng (%) 1,27 11,07 17,29 17,11

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo năm 2014

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 6.708.612 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông lâm, thuỷ sản 4.303.789 triệu đồng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 1.527.103 triệu đồng; thương mại, dịch vụ 877.720 triệu đồng. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 11,69%/năm, đây là mức tăng trưởng cao. Trong đó khu vực nông, lâm thủy sản tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2014 là 12,57 %/năm, khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 5,72%/năm; dịch vụ, thương mại tăng 31,79%/năm. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh của nền kinh tế toàn huyện.

f. Cơ cu kinh tế

Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2014 chiếm tỷ lệ 64,15%, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm 22,76%, thương mại và dịch vụ chiếm 22,76% trong tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm nhưng không đáng kể; giá trị sản xuất của công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm mạnh hơn; dịch vụ thương mại

có xu hướng tăng dần. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2014 tỷ trọng nông lâm, thủy sản giảm từ 68,93% xuống còn 64,15%; công nghiệp, xây dựng giảm từ 21,46% lên 22,76%; dịch vụ thương mại tăng từ 9,61% lên 13,08%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế huyện Ea H’leo trong những năm gần đây đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ giảm tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng, tuy nhiên mức tăng, giảm chưa cao.

Bảng 2.6: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Ea H’leo thời gian qua

ĐVT: %

Cơ cấu kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014

N - L - TS 62,04 68,93 64,22 64,35 64,15 CN - XD 31,21 21,46 25,23 23,96 22,76 TM - DV 6,75 9,61 10,55 11,69 13,08

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Ea H’leo

g. Th trường các yếu tđầu vào và tiêu th nông sn

- Thị trường các yếu tố đầu vào: Trên địa bàn huyện phục vụ trong lình

vực nông nghiệp nói chung và sản xuất ca cao nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng và chủng loại các loại vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi. Các cửa hàng, đại lý rộng khắp trên địa bàn toàn huyện tuy nhiên các cửa hàng ở trung tâm xã mua bán hàng hoá, vật tư còn qua khâu trung gian nên giá cả cao. Riêng các thiết bị máy móc có giá trị lớn phục vụ trong quá trình sản xuất chưa được bán trực tiếp tại địa bàn các xã nên khi có nhu cầu nông dân phải mua tại thị trấn Ea Drăng hoặc phải lên thành phố Buôn Ma Thuột hay sang tỉnh Gia Lai để mua, tại đây máy móc phục vụ cho nông nghiệp rất phong phú về chủng loại, song giá cả chưa phù hợp.

- Thị trường tiêu thụ: Trên địa bàn huyện chưa thực sự sôi động và vẫn tiềm ẫn những nguy cơ gây tâm lý lo lắng cho người nông dân. Các sản phẩm sản xuất là nguồn thu chính cho nông hộ, tuy nhiên giá bán sản phẩm không ổn định do bị tư thương ép giá.

h. Đặc đim cơ s h tng

- Giao thông: Hệ thống đường giao thông trên địa bàn được kiên cố năm 2014 là 227 km, trong đó: Quốc lộ 14 km (gồm Quốc lộ 14; đường tỉnh lộ 19B đường liên huyện Ea H’Leo – Ea Sup); tỉnh lộ 117 km; huyện lộ 45 km và 65 km đường liên xã. Đến nay, 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm. Các tuyến đường tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 19B, đường Ea Drăng – Dliê Yang – Ea Sol – Ea Hiao và đường Cư Mốt – Ea Wy đã được nâng cấp kiên cố. Từ năm 2010 - 2014, huyện thực hiện kiên cố hóa được 326,5 km đường giao thông nông thôn; giao thông nội đồng đang từng bước được đầu tư cứng hóa hứa hẹn trong thời gian tới sẽ giảm khó khăn cho việc vận chuyển nông sản, vật tư, phân bón (phấn đấu đến hết năm có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới).

- Thuỷ lợi: Tính đến năm 2014 toàn huyện có 36 hồ chứa, đập lớn nhỏ (với tổng dung tích 318,7 triệu m3)và 10 trạm bơm điện, đáp ứng cơ bản nhu cầu nước cho trên 10.000 ha đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt trên địa bàn. Do quy mô công trình thủy lợi đầu nhỏ, nên khả năng điều tiết nguồn nước rất hạn chế, bên cạch đó các công trình thủy lợi chủ yếu được đầu tư tại vùng phía Nam và phía Đông, trong đó các công trình xây dựng trước năm 1995 đang xuống cấp trầm trọng, công trình đầu mối và hệ thống kênh mương không đồng bộ. Năm 2014 được xem là một trong những năm hạn hán nặng trong những thập kỹ qua, bên cạnh đó các công trình hồ chứa và trạm bơm đã xuống cấp dẫn đến diện tích canh tác nông nghiệp chịu nhiều thiệt hại. Do đó trong thời gian tới địa phương cần có những chính sách đầu tư hệ thống thủy lợi nhằm điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng

bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

- Nước sinh hoạt: Ngoài nguồn nước do nhà máy nước Ea Drăng cung cấp cho người dân thuộc thị trấn Ea Drăng, xã Ea Ral và xã Dliê Yang thì hầu hết người dân trong huyện dùng nguồn nước giếng tự đào. Để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi cung cấp nước cho sinh hoạt như: Hồ Ea Drăng, hồ EaRang... Nhờ vậy mà năng lực cung cấp nước cho sinh hoạt ngày càng tăng tuy nhiên năm 2014 vừa qua do tình hình hạn hán trên địa bàn diễn ra rất gay gắt dẫn đến lượng nước sinh hoạt chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho người dân.

- Cấp điện: Năm 2014, toàn huyện có 12/12 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Số hộ dùng điện năm 2010: 26.178 hộ, đạt 87,68 tăng lên 27.178 hộ, đạt 90,61% hộ vào năm 2014, đạt 99,5%. Sản lượng điện thương phẩm tăng từ 34.773 KW/h năm 2010 lên 42.856 KW/h năm 2014. Mạng lưới điện ngày một phát triển, có khoảng 53,14% số xã đã được hưởng lợi từ dự án cải tạo lưới điện nông thôn REII, số hộ sử dụng điện lưới quốc gia tăng đều qua các năm. Toàn huyện có 227 trạm biến áp với tổng công suất 46.727 KVA đáp ứng nhu cầu sản sinh hoạt và từng bước thực hiện điện hóa trong sản xuất nông nghiệp trên một sốđịa bàn.

- Bưu chính, viễn thông, thông tin, truyền hình: Hiện nay trên địa bàn có 01 tổng đài, 01 bưu cục, 12/12 điểm bưu điện văn hóa xã. Truyền hình, mạng lưới sóng điện thoại di động, truy cập và kết nối Internet đảm bảo phủ khắp 12/12 xã, thị trấn, người dân sử dụng máy điện thoại di động, điện thoại bàn đã có mặt khắp nơi, từ vùng đồng bằng đô thị đến vùng núi cao. Đây là những yếu tố góp phần nâng cao dân trí và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 49 - 56)