Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mớ i

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 92 - 94)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mớ i

Khuyến khích người dân sử dụng các giống cao su tốt phù hợp với điều kiện sinh thái từng tiểu vùng và có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, đúng quy trình; xây dựng mạng lưới cung cấp giống cao su tốt, trong đó nòng cốt là các công ty cao su trên địa bàn huyện; đầu tư xây dựng mạng lưới nhân và cung cấp giống tại chỗđể giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng giống; tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống, kiên quyết xử lý cơ sở sản xuất và cung ứng giống cao su không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng; khảo nghiệm giống trên các loại đất khác nhau để xác định các giống phù hợp. Ngoài ra trong việc lựa chọn giống cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên như độ cao, nguồn nước, gió, nhiệt độ… Đối với địa bàn huyện Ea H’leo nên đưa vào trồng các giống mới có ưu thế ở hầu hết các vùng như PB 312; RRIV 124 có khả năng sinh trưởng tốt. Với những vùng không có hạn chế đặc biệt (cao trình dưới 700m) nên lựa chọn các giống như: PB 312,

RRIV 124 và RRIV 103. Vùng tương đối thuận lợi (đất đỏ, cao trình thấp) nên ưu tiên trồng các giống có năng suất cao như: RRIV 124, RRIV 106, RRIV 107, RRIV 114. Vùng có cao trình vượt ngưỡng 700m nên ưu tiên chọn trồng PB 312, RRIV 124. Đặc biệt trong thời gian tới cần hạn chế trồng giống PB 260 do hiện nay diện tích PB 260 chiếm tỷ lệ rất lớn, mặt khác cho thấy PB 260 phát trieern kém ở vùng đất kém thích hợp như đất rừng khộp nghèo.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học, tập huấn, hướng dẫn người trồng cao cao su thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật trồng cao su và tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cao su trên đất rừng khộp như sử dụng phương tiện cơ giới để đào hố với kích thước hố lớn, đào hố sâu qua tầng kết vón nhiều và sét chặt; có hệ thống mương tiêu nước chống úng, đắp đê ngăn nước, đào mương dẫn dòng nước xâm nhập ra khỏi vùng trồng cao su; giữ nước trong mùa khô đối với vùng có hiện tượng khô hạn; trồng thảm phủ họđậu để bảo vệ đất và chống nóng trong mùa khô; tủ gốc bằng vật liệu thực vật hoặc bằng màng phủ nông nghiệp vào cuối mùa mưa hai năm đầu; đào hố đa năng dùng đế giữ ẩm, tích mùn và phân bón; tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất và phòng chống cháy cho cao su vào đầu mùa khô áp dụng các giải pháp thâm canh như tưới nước, bón phân theo nhu cầu…

Điều tra, đánh giá, phân hạng chất lượng vườn cây cao su hiện có và các điều kiện liên quan để từđó có biện pháp tác động phù hợp.

Cũng cố và phát triển hệ thống khuyến nông đối với cây cao su, trước hết là hệ thống khuyến nông Nhà nước, trạm khuyến nông huyện bố trí cán bộ khuyến nông chuyên trách về cây cao su; xây dựng chương trình khuyến nông đối với cây cao su; tăng nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông tự nguyện, mạng lưới nông dân trồng cao su giỏi ở cơ sở. Các công ty cao su là hạt nhân vững mạnh về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cung ứng

dịch vụ kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường và thu mua sản phẩm cao su cho người dân.

Đầu tư các mô hình thử nghiệm giống cao su trên vùng sinh thái rừng khộp nhằm khẳng định về hiệu quả kinh tế và hoàn thiện quy trình sản xuất.

Tuân thủ tốt công tác bảo vệ thực vật, lựa chọn giống cây phù hợp với địa bàn nhằm đem lại năng suất cao và ổn định.

Ngoài ra nên trồng thảm phủ hồn hợp Kudzu - Mucuna bracteate để chống xói mòn đất, cải tạo đất, giữ ẩm trên vườn cây trong mùa khô, phòng chống cháy, cung cấp chất xanh lâu dài trên vườn cây, tiết kiệm chi phí đầu tư nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)