CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 79 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Quyết định số 750/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khai thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển bền vững. Áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường. Phát triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su. Phát triển cao su phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, để bảo đảm sản xuất cao su có hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2015 tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn. Đến năm 2020 diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.

Thông tư số: 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.

Quyết định số 2456/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 – 2020.

Định hướng phát triển ngành nông lâm thuỷ sản trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Ea H’leo giai đoạn 2010 - 2015 là từng bước chuyển biến về chất nền sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân trong huyện. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa phải gắn liền với hình thành các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của từng vùng, cho phép khai thác được lợi thế so sánh của huyện, đồng thời đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản và cho xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp của huyện gắn liền với việc phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là các nghề của đồng bào dân tộc và gắn liền với việc phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thực hiện được thái nhằm sự phân công lại lao động trong nông thôn và cho phép khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có của huyện. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, theo hướng tăng hiệu quả, tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển hợp lý giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hóa, trên cơ sở phát triển các vùng chuyên canh và ứng dụng rông rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt công nghệ sinh học, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện. Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế vườn, trang trại theo hướng chuyên môn hóa cao; đẩy nhanh quá trình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao; thực hiện liên kết 4 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 79 - 81)