Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 95 - 97)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.5.Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cần phải thực hiện các giải pháp nhằm thâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới, nhất là các nước khó tính như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…Tuy nhiên để vào được những thị trường khó tính cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn và chất lượng gắt gao do đó các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, xác định đây là việc làm thường xuyên và là nhiệm vụ chính trong hệ thống quản lý chất lượng. Đảm bảo việc kiểm tra, phân loại nguyên liệu đầu vào vì đây vấn đề quyết định đến chất lượng thành phẩm như việc tổ chức nghiệm thu mủ, phân loại nguyên liệu ngay tại vườn cây và điểm giao nhận mủ; nghiệm thu mủ chén, dây, đông trước khi thu mủ nước, mủ đông ké; nghiệm thu mủ tạp và tận dụng tối đa phần nước mủ chưa đông.

Phát huy nòng cốt của các công ty đầu tư trồng cao su trong việc cung cấp thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su cũng

như xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các công ty sản xuất sản phẩm cao su lớn trong nước và ngoài nước.

Tích cực tham gia các hội chợ về sản phẩm cao su, tiến tới tổ chức các hội chợ trong nước để tạo điều kiện cho các hộ trồng cao su, chủ trang trại, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trực tiếp, đồng thời giúp người kinh doanh sản phẩm mủ cao su có cơ hội tiếp cận nguồn hàng tập trung, giảm chi phí giao dịch.

Khuyến khích các công ty đầu tư trồng cao su cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cao su phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc một vài thị trường tiêu thụ lớn.

Thúc đẩy các công ty trên địa bàn huyện sản xuất sản phẩm cao su nội địa phát triển để nâng cao mức tiêu thụ trong nước, góp phần ổn định tiêu thụ, giảm bớt rủi ro của thị trường xuất khẩu, gia tăng giá trị của cây cao su. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su, xây dựng thương hiệu và đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Tổ chức hệ thống phân phối, tổ chức tốt khâu thu mua, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Các công ty phải tổ chức tốt việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cao su với các tổ chức và người sản xuất, bảo đảm tiêu thụ hết sản phẩm với giá cả hai bên cùng có lợi.

Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển phân bón, vật tư… cũng như sản phẩm.

Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn đểđẩy nhanh tiến độ, ưu tiên đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu trong vùng quy hoạch trồng cao su tập trung và vùng chuyển đổi sang trồng cao su tập trung. UBND huyên và các công ty đầu tư phát triển cao su trên địa bàn huyện phối hợp đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh và phát triển trong vùng.

Tạo điều kiện cho các công ty đầu tư phát triển cao su thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn được hưởng cách chính sách, chương trình ưu đãi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và cải thiện cơ sở hạ tầng tại các khu vực khó khăn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 95 - 97)