Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 76 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn huyện vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Mặc dù cây cao su trên toàn huyện được trồng thông qua các dự án đầu tư nhưng việc quy hoạch trồng cao su thiếu đồng bộ, phát triển vùng trồng cao su chưa theo đúng quy hoạch, hiện nay một số vùng quy hoạch ban đầu không thực hiện trồng cao su.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế

Bên cạnh đó Ea H’leo là huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình độ dốc lớn bị sông suối chia cắt, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, mật độ sông suối dày nên đất canh tác dễ bị rữa trôi, xói mòn, bạc màu...Quỹđất nông nghiệp tương đối hanh chế, dân số đông, hàng năm Ea H’leo là địa bàn chịu ảnh hưởng rất lớn do thiên tai gây ra cho nông nghiệp và đời sống của nhân dân như (lũ quét, ngập úng cục bộ, gió lốc, gió xoáy...).

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cao su còn yếu kém, nhiều vùng trồng cao su chưa có đường giao thông, khó khăn trong việc vận chuyển, đi lại, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế

Đa số người nông dân đều không nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su hoặc có biết nhưng không làm đúng vì chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy những lợi ích lâu dài. Tình trạng khai thác non và bán non rừng cao su vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

Mặt khác, nhiều nông hộ do chạy theo phong trào, nhưng lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng cây giống không rõ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không đúng quy trình nên ảnh hưởng cho cây cả trước mắt và lâu dài khi kinh doanh cao su tiểu điền.

Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, công tác khuyến nông, phòng trừ sâu, dịch bệnh còn hạn chế.

Công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn bất cập. Cán bộ nông nghiệp còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, chưa tận dụng hết tiềm năng và cơ hội để phát triển nông nghiệp. Chưa thực hiện và quản lý tốt theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020.

-Thị trường không ổn định

Ngoài rủi ro về thiên tai bão lũ, tình trạng dịch bệnh cũng tác động lớn tới sản lượng ngành. Bên cạnh đó, dầu thô biến động nhiều về giá cũng khiến giá cao su tự nhiên thay đổi theo, tình trạng trút mủ trộm hiện đang bùng phát và diễn ra nhiều nơi. Thị trường trong nước còn nhiều bất cập: Thị trường nhỏ và chưa được quan tâm thích đáng thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ cao su qua các năm thấp, việc tổ chức hệ thống kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Tuy có nhu cầu về cao su nhưng các Doanh nghiệp chế biến các sản phẩm Công nghiệp làm từ mủ cao su khó tiếp cận được nguồn hàng. Nhiều hộ nông dân và Doanh nghiệp phải lao đao theo sự biến động của thị trường.

-Công tác chỉđạo, điều hành của chính quyền địa phương

Việc phát triển cao su trên địa bàn là vấn đề mới, quy mô lớn do vậy trong quá trình tổ chức chỉđạo và triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, của các đơn vị còn lúng túng. Tập quán canh tác truyền thống của nhân dân đã quen với trồng cây ngắn ngày, nay chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày nên một số hộ còn phân vân. Diện tích đất quy hoạc trồng cao su đan xen nhiều loại đất, nhiều chương trình dự án đã và đang đầu tư. Công tác

tuyên truyền chưa sâu. Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ chưa kịp thời dẫn đến việc giao đất cho công ty khai hoang trồng cây cao su còn chậm. Việc xử lý diện tích rừng không thành rừng của huyện còn lúng túng.

Cây trồng mới, cách làm mới không thể tránh khỏi những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 76 - 79)