THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN EA H’LEO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN EA H’LEO

2.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất của cây cao su

a. Din tích

Bảng 2.7. Diện tích cây cao su của huyện Ea H’leo giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: ha Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cao su tiểu điền 1.971 2.483 2.583 3.177 3.221

Cao su đại điền

(DNTN) 770 4.761 4.926 5.895 6.065

Cao su quốc doanh 4.843 4.843 4.866 4.861 4.861

Tổng cộng 7.584 12.087 12.375 13.933 14.147 Tốc độ tăng trưởng

(%) 59,37 2,38 12,59 1,54

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ea H’leo

Cây cao su với vai trò là cây nông nghiệp lâu năm mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện đã và đang được chú trọng phát triển đúng mức. Diện tích cây cao su ở hai khu vực: tiểu điền và đại điền trong những năm gần đây đã được mở rộng một cách hiệu quả. Diện tích cao su đại diện có mức tăng đột biến trong năm 2011. Tăng gần gấp 7 lần so với năm 2010 nhờ vào chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển trồng cao su trên diện tích đất hoang hóa, đất rừng nghèo có khả năng chuyển qua trồng cây cao su của tỉnh Đắk Lắk. Các năm 2013, 2014, tốc độ tăng diện tích trồng cao su vẫn tăng nhưng đã có xu hướng chậm lại do ảnh hưởng của việc giá mủ giảm xuống, khiến các nhà đầu tư không còn mạnh tay như năm 2011, năm 2011 tốc độ tăng trưởng diện tích so với năm 2010 đạt 59,37% đây được xem là năm tăng trưởng diện tích mạnh nhất trong các năm trở lại đây và xu

hướng giảm chỉ còn 1,54% vào năm 2014. Tuy nhiên, diện tích cao su của khu vực quốc doanh trong các năm không tăng do khu vực này chưa có những dự án khai hoang trồng mới tăng diện tích cao su mà chỉ phục hoang tái canh, trên diện tích sẵn có của mình.

Những diện tích cây cao su trồng trước đây đã cho sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập là cơ sở để người dân càng tin tưởng tham gia vào chương trình phát triển cây cao su tiểu điền.

Bảng 2.8. Diện tích cao su tại các xã, thị trấn của huyện năm 2014

ĐVT: ha TT Tên xã, thị trấn Cao su tiểu điền Cao su đại điền (DNTN) Cao su quốc doanh Tổng cộng 1 Thị trấn Ea Drang 5,00 - 183,00 188,00 2 Xã Ea Wy 400,00 - 144,00 544,00 3 Xã Cư Mốt 152,00 - 279,00 431,00 4 Xã Ea Hleo 460,50 4.206,00 - 4666,50 5 Xã Cư A Mung 548,00 - - 548,00 6 Xã Ea Tir 266,70 580,00 658,00 1504,70 7 Xã Ea Nam 280,50 10,00 87,00 377,50 8 Xã Ea Khal 407,80 - 434,00 841,80 9 Xã Ea Hiao 114,00 - 790,00 904,00 10 Xã Ea Sol 352,00 1.269,00 1.057,00 2678,00 11 Xã Dlie Yang 61,50 - 507,00 568,50 12 Xã Ea Ral 173,00 - 722,00 895,00 Tổng cộng 3.221,00 6.065,00 4.861,00 14147,00

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ea H’leo

Diện tích cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo chủ yếu tập trung ở các xã Ea Hleo 4.666,5 ha chiếm 32,99 %, xã Ea Sol 2.678 ha chiếm 18,92 %, xã Ea Tir 1.504,7 ha chiếm 10,63%. Đây là những xã chủ lực cây cao su trên địa bàn huyện, diện tích cao su ở các xã chủ yếu là cao su đại điền và cao su quốc doanh, tổng diện tích cao su đại điền và quốc doanh trên địa bàn chiếm 77,23% tổng diện tích cao su toàn huyện.

Bên cạnh đó diện tích rừng có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su trên địa bàn hiện nay 4.600 ha chiếm khoảng 6,73% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, đây là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều rộng nói chung và cây cao su nói riêng.

Bảng 2.9. Diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su của huyện năm 2014

ĐVT: ha

Đất rừng nghèo Đất trống hoang hóa Tổng cộng

4.594 06 4.600

Nguồn: Phòng TNMT huyện Ea H’leo

b. Năng sut và sn lượng

Bảng 2.10: Diện tích, năng suất và sản lượng cao su huyện Ea H’leo Diện tích (ha) Năm Tổng số Khai thác Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2010 7.584 5.127 1,63 8.357 2011 12.087 5.630 1,76 9.909 2012 12.375 6.022 1,87 11.261 2013 13.933 6.677 1,96 13.087 2014 14.147 7.328 2,08 15.242

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ea H’leo

Việc áp dụng tốt các kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc nên diện tích cây cao su trên địa bàn huyện trong những năm qua không ngừng tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng mủ góp phần tăng thu nhập cho các nông hộ trên địa bàn. Năm 2014 sản lượng cao su cao nhất 15.242 tấn, với năng suất 20,8tạ/ha. Năng suất và sản lượng cây cao su năm 2010 đạt thấp nhất với 8.357 tấn và 16,3 tạ/ha. Nhưng bên cạnh đó, năng suất của các vườn cây còn thấp do phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt là hàm lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của giống. Do đó muốn nâng cao hiệu quả của các vườn cây cao su cần phải quan tâm đến công tác giống và kỹ thuật chăm sóc. Trong những năm tới cần phải có định hướng lựa chọn những giống mới có năng suất cao hơn để thay thế những giống cũ, đồng thời cần phải tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khai thác nhằm nâng cao năng suất cao su trên địa bàn huyện.

2.2.2. Thực trạng nguồn lực trong sản xuất cao su

- Quy mô din tích đất

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng đất đai huyện Ea H’leo thời gian qua Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Đất SXNN (ha) ha 67.986 68.019 68.258 68.340 68.471 tỷ lệ đất SXNN/DTTN % 50,92 50,94 51,12 51,18 56,2 Diện tích cao su ha 7.584 12.087 12.375 13.933 14.147 DT trồng cao su so với đất Nông nghiệp % 11,16 17,77 18,13 20,39 20,66

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 68.470,77 ha chiếm tỷ lệ 56,20% so với diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích trồng cao su 14.147 ha chiếm tỷ lệ 20,66% so với tổng diện tích đât sản xuất nông nghiệp ; từ năm 2010 diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích trồng cao su có xu hướng tăng qua các năm do sử dụng nguồn đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn lực đất đai luôn bị giới hạn, do đó việc phát triển cây cao su trong thời gian tới trên địa bàn huyện nên tập trung vào việc phát triển theo chiều sâu hạn chế việc phát triển theo chiều rộng do diện tích đất đã bị giới hạn.

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành sản xuất cao su thì phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Số lượng lao động của toàn huyện năm 2014 khoảng 64.759 người, trong đó có 32.658 người tham gia sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên kiến thức và trình độ lao động của các hộ sản xuất cao su tiểu điền còn hạn chế chỉ có một số số lượng lao động là công nhân các công ty trên địa bàn được đào tạo qua các lớp do công ty tổ chức.

- Nhân t lao động

Bảng 2.12: Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp huyện thời gian qua Năm TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng lao động (người) 61.479 61.865 62.562 63.650 64.759 2 Lao động NN (người) 31.901 31.272 30.730 31.194 32.658 3 Tỷ lệ LĐNN (%) 51,89 50,55 49,12 49,01 50,43 4 LĐđào tạo (người/năm) 670 682 700 720 743

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su khá đơn giản, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng khai thác, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh. Nếu canh tác đúng kỹ thuật sẽ là một trong những nguyên nhân chính làm tăng năng suất của các vườn cây. Hàng năm trung tâm khuyến nông và trung tâm dạy nghề huyện thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp nghề cùng như các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc va thu hoạch cao su cho các đối tượng là lao động trên địa bàn huyện nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân.

Tuy vậy vẫn còn một bộ phận các hộ sản xuất cao su tiểu điền chưa áp dụng đầy đủ các quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất, trong những năm trước đây giá cao su khá cao làm cho người nông dân khai thác quá mức vườn cây nhằm thu lợi nhuận trước mắt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây.. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã được tiến hành song hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, người dân một số nơi trên địa bàn vẫn xem nhẹ kỹ thuật canh tác vườn cây nên hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao.

Có thể thấy lực lượng lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào nhưng số lượng lao động qua đào tạo còn khá khiên tốn. Nguyên nhân là do người lao động chưa có ý thức về việc học kỹ thuật, xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật và chưa có sự định hướng từ các cấp chính quyền về vấn đề đào tạo lao động kỹ thuật cho các hộ gia đình chỉ mới dừng lại ở tập huấn ngắn hạn.

Trong quá trình sản xuất chủ hộ thường là người trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su nhưng phần lớn đây là những lao động đã lớn tuổi, trình độ hộc vấn nhìn chung còn thấp do đó họ rất hạn chế về việc tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cũng như khai thác mủ cao su.

- Năng lc v vn

Vốn là một trong những yếu tố nguồn lực có tính chất quyết định phần lớn khả năng đầu tư cho vườn cây. Trên địa bàn huyện trong những năm qua có thể thấy nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng. Số hộ vay vốn và nhu cầu vay vốn ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ nông dân còn thiếu và rất cần vốn để sản xuất. Chủ yếu nguồn vốn được vay từ ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay trên thực tế là điều không dễ dàng đối với người nông dân do những quy định và nguyên tắc của các ngân hàng.

Bảng 2.13: Tình hình vốn vay tín dụng của nông dân huyện Ea H’leo Năm

TT Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014

Vay NH nông nghiệp

và PTNT(triệu đồng) 67.962 84.303 72.756 65.195 73.586 1 Số hộ vay (hộ) 1.446 1.653 1.692 1.734 1.936 Vay NH chính sách xã hội (triệu đồng) 80.512 79.728 86.540 80.393 87.475 2 Số hộ vay (hộ) 4.736 4.832 4.729 4.814 5.302

Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp &và PTNT; Ngân hàng CSXH huyện Ea H’leo

Ngoài việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại khi cần tiền đểđầu tư thì người dân thường phải tiếp cận nguồn vốn vay thông qua các doanh nghiệp, đại lý và các hộ gia đình khác với lãi suất tương đối cao.

Bên cạnh đó do đặc điểm của cây cao su là cây công nghiệp dài ngày nên nhu cầu vay vốn với thời gian trung và dài hạn với lãi suất vay hợp và phù hợp với chu kỳ kinh doanh rất khó khăn do sự hạn chế nguồn vốn trung và dài

hạn của ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển sản xuất vườn cây.

2.2.3. Thực trạng ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch và công nghệ chế biến nghệ chế biến

a. ng dng tiến b k thut v ging

Bảng 2.14: Phân bố diện tích theo các giống cao su ở các xã

ĐVT: ha T T Tên xã, thị trấn PB 260 PB 235 VM 515 RIM 600 GT 1 PB 312 RRIC 121 1 TT. Ea Drang 45 19 13 32 22 31 27 2 Xã Ea Wy 131 54 37 91 63 89 79 3 Xã Cư Mốt 104 43 29 72 50 70 63 4 Xã Ea Hleo 1.124 464 318 782 539 761 677 5 Xã Cư A Mung 132 55 37 92 63 89 80 6 Xã Ea Tir 363 150 103 252 174 245 218 7 Xã Ea Nam 91 38 26 63 44 62 55 8 Xã Ea Khal 203 84 57 141 97 137 122 9 Xã Ea Hiao 218 90 62 152 104 147 131 10 Xã Ea Sol 645 266 183 449 309 437 389 11 Xã Dlie Yang 137 57 39 95 66 93 82 12 Xã Ea Ral 216 89 61 150 103 146 130 Tổng cộng 3.409 1.408 965 2.372 1.634 2.307 2.053

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ea H’leo

Người trồng cao su phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về mặt kỹ thuật đối với việc chăm sóc cao su. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng khu vực để chọn trồng những loại giống phù hợp nhất. Các giống cao

khu được khuyến cáo phù hợp nhất với khu vực Tây nguyên cũng như huyện Ea H’leo như GT1; VM 515; RRIV 4; RRIC 121….

Trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng giống PB260 với diện tích 3.409 ha, chiếm 24,10%; giống RIM600 khoảng 2.372 ha chiếm 16,77%; giống PB312 có khoảng 2.307 ha chiếm 16,31%; còn lại là các loại giống như PB 235, VM 515, GT 1, RRIC 121 có khoảng 6.060 ha chiếm 42,83% tổng diện tích cao su toàn huyện.

b. Tình hình áp dng các bin pháp k thut trong sn xut

Bảng 2.15: Số lượng phân bón sử dụng bình quân/ha qua các năm Chủng loại

phân bón Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Urê Kg 132 117 109 88 Lân Kg 154 130 108 89 Kali Kg 176 88 86 75 Hữu cơ Kg 437 461 450 444

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ea H’leo

Số lượng phân bón sử dụng trung bình trên 01 ha qua các năm thể hiện xu hướng sử dụng các loại phân bón qua các năm. Từ năm 2011 đến năm 2014 số lượng phân vô cơđơn và phân hữu cơ có xu hướng thay đổi, số lượng phân vô cơ đơn có xu hướng giảm từ năm 2011 số lượng phân đơn (Urê, Lân, Kali) từ 462 kg giảm xuống còn 252 kg năm 2014; tổng lượng phân bón trung bình trên 01 ha có xu hướng giảm, năm 2012 tổng lượng phân bón trung bình khoảng 899 kg/ha đến năm 2014 giảm còn 696 kg/ha nguyên nhân một phần cũng do từ năm 2013 đến nay, giá cao su liên tục giảm, khiến cho nguồn vốn đầu tư xoay vòng đầu tư do nguồn vốn lấy từ lợi nhuận vườn cây kinh doanh nên nguồn vốn đầu tư trở nên khó khăn do đó người dân không dám mạnh dạn sử dụng phân bón và đầu tư cho vườn cao su nhiều.

Hiệu suất sử dụng phân bón tương đối thấp do một phần dinh dưỡng bị mất đi do xói mòn, rửa trôi, bay hơi, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao, chất lượng phân bón chưa cao, thiếu ổn định và nhiều tạp chất do công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc và bón phân cho vườn cây.

Quy trình khai thác mủ cao su là một hoạt động đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo của thợ cạo mủ. Khai thác mủ có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh vườn cao su. Chu kỳ khai thác mủ được kéo dài trong suốt 20-25 năm, do vậy cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật nhằm đạt được năng suất mủ cao và bền vững trong nhiều năm. Theo khuyến cáo của Tổng công ty cao su Việt Nam, tại tỉnh Đắk Lắk nên sử dụng chế độ cạo thích hợp cho cao su nhóm I (năm cạo 01 đến 10) là 1/2S d/2, (cạo xuôi 1/2 thân, cạo 01 ngày nghỉ 2 ngày), theo chế độ này mỗi tháng 30 ngày sẽ có 10 phiên cạo/tháng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 56)