Hoàn thiện quy hoạch diện tích trồng cao su

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 87 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1.Hoàn thiện quy hoạch diện tích trồng cao su

Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo cần xây dựng dựa trên quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định số 2456/QĐ-UBND ngày 20/10/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014 – 2020.

Việc thực hiện quy hoạch cần đảm bảo không phá vỡ quy hoạch toàn tỉnh, hình thành mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn đạt giá trị kinh tế cao, ổn định xã hội và nâng cao thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là hộđồng bảo dân tộc thiểu số, đảm bảo an toàn về mội trường tự nhiên.

Để đạt được mục tiêu đề ra về trồng mới diện tích cao su trên toàn huyện, trước hết cần phải xây dựng quy hoạch chi tiết quỹ đất để phát triển sản xuất cao su: Tận dụng tối đa quỹ đất trống, đất chưa sử dụng, quy hoạch chuyển diện tích đất từ dự án trồng cây nguyên liệu kém hiệu quả, đất giảm từ trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và đất rừng nghèo kiệt. Chỉđạo các xã việc quy hoạch phát triển cao su theo nguyên tắc sử dụng triệt để diện tích đất lâm nghiệp không có rừng, đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi trồng cao su, đất nông nghiệp có thể phát triển cao su tiểu điền, nếu thiếu thì mới quy hoạch, trồng cao su vào diện tích rừng tự nhiên nếu có đủ điều kiện. Để có hiệu quả huyện cần chỉ đạo quy hoạch cho từng vùng để trồng mới cao su trên đất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp với trồng cao su, để ổn định diện tích

trồng cao su. Đối với đất có rừng nghèo chuyển sang trồng cao su cần thực hiện các thủ tục chuyển đổi theo đúng quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định pháp luật hiện hành; giao đất hoặc cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cao su theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc cải tạo đất rừng và đất rừng lâm nghiệp sang đất nông nghiệp để trồng cao su cần đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch bảo vệ và phát triển ràng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác. Do đó, các chủđầu tư lựa chọn tư vấn chuyên ngành để điều tra hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng và lập dự án trồng cây cao su. Đất lâm nghiệp là đất trống được chuyển đổi sang trồng cao su dẫn đến diện tích đất lâm nghiệp được chuyển đổi nhanh chóng, diện tích trồng cao su tăng lên đáng kể; ngược lại diện tích đất trồng rừng giảm nên trong quá trình thực hiện chuyển đổi cần lưu ý, ngoài trữ lượng còn phải xem xét khả năng phát triển của rừng đang ở giai đoạn nào, nếu không nhiều loại rừng có tiềm năng phát triển tốt sẽ bị chuyển đổi; xem xét những yếu tố: kinh tế - xã hội, quy mô diện tích, vị trí, giao thông đi lại và gần khu dân cư... và nên trồng thử nghiệm, sau khi có kết quả đánh giá mới tiến hành nhân rộng tránh gây thiệt hại kinh tế của nhà nước và của dân. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su và khai thác tận dụng lâm sản trên đất chuyển đổi tuân theo quy định tại Thông tư 58/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp xâm canh trong đất lâm nghiệp, khi thực hiện giải phóng mặt bằng cần phải tiến hành đền bù theo đúng quy định của pháo luật và các văn bản liên quan trên nguyên tắc phù hợp với thực tế.

Có phương an giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất, đặc biệt là các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp thuộc hộ gia đình quản lý, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý và khuyến khích hộ gia đình tham gia góp vốn với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất để trồng cao su, đặc biệt đối với các hộđồng bào dân tộc thiểu số.

Việc quy hoạch diện tích trồng cao su phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn mới và quy hoạch phát triển cây nông nghiệp lâu năm của huyện. Đảm bảo đồng bộ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoach nông thôn mới và quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 87 - 89)