Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 42 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

a. V trí địa lý, địa hình, khí hu

- Vị trí địa lý

Huyện Ea H’Leo là huyện vùng cao Tây nguyên nằm ở phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 82 km. Nằm trong khoảng toạ độ địa lý từ 13002’56” đến 13025’04” vĩđộ Bắc, từ 107057’10” đến 108027’43” kinh độ Đông; Ranh giới phía Bắc tiếp giáp huyện Chư Pưh, thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp huyện Krông Buk, huyện KRông Năng, phía Đông giáp thị xã Ayun Pa, huyện Krông pa tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp Huyện Cư Mgar và Huyện Ea Súp [10].

- Địa hình

Do kiến tạo địa chất nên địa hình huyên Ea H’leo thoải, bị chia cắt bởi nhiều khe núi, độ cao trung bình từ 400 – 700m và có nhiều kiểu địa hình.

- Địa hình núi cao: phân bố về phía Bắc và trung tâm huyện, thuộc các xã EaHiao, EaSol, Ea H’leo, Cư Mốt dạng địa hình này bị chia cắt mạnh, độ dốc trên 250, nền địa hình này rất thích hợp cho phát triển trồng rừng.

- Địa hình núi thấp lượn sóng: Dạng địa hình này phân bốở khu vực phía Nam huyện và vtrung tâm huyên, có nhiều sườn dốc được che phủ bởi thảm thực vật tự nhiên.

- Đại hình thung lũng: Hình thành do quá trình trầm tích, lắng đọng vật chất nên những cánh đồng có diện tích nhỏ, chạy dọc theo các suối Ea H’leo, suối EaSol, suối EaWy...

- Địa hình thấp lượn sóng tương đối bằng phẳng: Phân bố tập trung ở phía Đông của Huyện [9].

- Khí hu

Huyện Ea H’leo nằm trong vùng cao nguyên trung phần có độ cao từ 450 – 850 m so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, có xen kẽ khí hậu thung lũng, mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, tập trung 85% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân trong năm 21 – 270C, nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm 36,60C, nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm 11,50C; tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4; tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất nhất là tháng 12; bình quân giờ chiếu sáng/năm từ 1.600 – 2.300 giờ.

- Chế độ ẩm: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.500 – 1.608,81 mm; lượng mưa trung bình cao nhất là 3.000 mm; độ ẩm trung bình hàng năm 85%; độ bốc hơi mùa khô từ 14,6 – 15,7 mm/ngày; độ bốc hơi mùa mwamtwf 1,5 – 1,7 mm/ngày.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh mùa mưa là gió Tây Nam, gió nhẹ, tốc độ gió từ 1,8 – 3,0 m/s. Hướng gió thịnh mùa khô là gió Đông Bắc với tốc độ gió từ 2,8 – 3,8 m/s [9].

b. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Về hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất năm 2014 như sau: Năm 2014 toàn huyện có 133.512 ha đất tự nhiên. Trong đó: Đất nông nghiệp có 68.470,77 ha, chiếm 51,28%; đất phi nông nghiệp có 8.030,92 ha, chiếm 6,02 %; đất chưa sử dụng có 3.657,31 ha, chiếm 2,74 % [9].

Bảng 2.1: Thực trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Ea H’leo năm 2014 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 121.823,77 91,25 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 68.470,77 51,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 15.383 11,52 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 53.088 39,76 1.2 Đất lâm nghiệp 53.244 39,88 1.2.1 Đất rừng sản xuất 50.511 37,83 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.725 2,04 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 8 0,01 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 109 0,08 1.4 Đất nông nghiệp khác - -

2 Đất phi nông nghiệp 8.030,92 6,02 3 Đất chưa sử dụng 3.657,31 2,74 Tổng diện tích đất tự nhiên 133.512 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea H’leo

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng đến 51,28 % tổng diện tích đất tự nhiên. Riêng đất lâm nghiệp 53.244 ha chiếm 39,88% đất tự nhiên, cho thấy điều kiện phát triển các nghề rừng của huyện còn hạn chế; nhưng đất sản xuất nông nghiệp có 68.470,77 ha chiếm 51,28 % đất tự nhiên, trong khi đó hầu hết diện tích đã đưa vào khai thác chỉ còn một phần diện tích khoảng 3.657,31 ha đất chưa sử dụng có thể sản xuất nông nghiệp nên khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp rất hạn hẹp. Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất gò đồi phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày; một số đất vùng cát nghèo ven suối phù hợp với phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản. Vì vậy trong thời gian tới địa phương cần lưu ý hạn chế việc chuyển mục đích sử

dụng đất từđất sản xuất nông nghiệp vào mục đích khác.

Về thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai của huyện có 4 nhóm đất chủ yếu bao gồm:

- Nhóm đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan (Fk) diện tích 51.589 ha (chiếm 38,64% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố trên các địa hình lượn sóng (chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía Nam), có tầng canh tác dày, rất giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, thuận lợi để xây dựng các công trình thủy lợi, nhất là hồ chứa với đập ngăn nước là đập đất. Đây cũng là những vùng có nhiều công trình thủy lợi nhất vì là vùng tập trung trồng nhiều cà phê.

- Nhóm đất xám phát triển trên đất Granit (Xa) diện tích 27.527 ha (chiếm 20,62% diện tích tự nhiên), nhóm đất này chủ yếu phân bố ở Phía Tây và Phía Bắc, có tỷ lệ cát cao, kết cấu kém bền vững, tầng canh tác mỏng, giữ nước kém, việc xây dựng công trình thủy lợi không thuận lợi đặc biệt là đắp đập, hiện tượng xói lở khá phổ biến;

- Nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit (Fa) và đá phiến sét với diện tích 28.814 ha (chiếm 21,58% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố tại vùng có địa hình đồi núi thấp, chia cắt mạnh (chủ yếu ở ranh giới phía Đông và Đông Bắc), nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng, có lẫn đá;

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E) với diện tích 19.190 ha (chiếm 14,37% diện tích tự nhiên), nhóm đất này phân bố ven sông suối (chủ yếu ở Phía Tây và Tây Bắc) có nhiều hạn chế dinh dưỡng do độ sâu tầng đá cứng kết von, sỏi đá nổi lên mặt;

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác với tỷ lệ thấp như: Nhóm đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hoá của đá bọt và Bazan (Ru) diện tích 2.049 ha; đất nâu thẫm trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan (Rk) diện tích 80 ha; đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): 2.200 ha; đất nâu thẫm trên đá Bazan (Rk): 380 ha; Đất dốc tự

(D): 448 ha; Đất nâu vàng trên đá Ba zan (Fu): 530 ha; Đất nâu đỏ trên đá phiến sét (Fs): 400 ha; Đất nâu tím trên đá Mêc Mêz (Ft): 480 ha.

Bảng 2.2: Chất lượng đất huyện Ea H’leo năm 2014

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất Bazan 51.589 38,64 2 Đất Granit 27.527 20,62 3 Đất đỏ vàng 28.814 21,58 4 Đất sỏi đá 19.190 14,37 5 Đất khác 6.729 4,79 Tổng 133.512 100,00

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ea H’leo đến năm 2020 - Tài nguyên nước: - Ngun nước mt: Theo kết quả nghiên cứu của Viện quy hoạch Thủy lợi, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Ea H’Leo khá phong phú, mật độ bình quân 0,35-0,55km/km2, mạng lưới sông suối dày đặc, chủ yếu thuộc lưu vực nhánh sông Ea H’Leo bắt nguồn từ núi Ea Ban cao 720m, nhập vào dòng chính Sêrêpôk trên đất Campuchia. Phần ranh giới huyện có ba lưu vực chính:

+ Lưu vực Ea H’leo diện tích: 3.042km2, dài 82km. + Lưu vực Ea Đrăng diện tích: 1.199 km2, dài 68km. + Lưu vực Ea H’Lốp diện tích: 1.651 km2, dài 79km.

Chế độ dòng chảy trên các sông suối trong lưu vực chịu ảnh hưởng của chếđộ mưa: Mùa mưa tương ứng với dòng chảy lũ và mùa khô tương ứng với dòng cạn trên các sông suối (Trong đó, mùa lũ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm và lượng nước trong mùa lũ chiếm hơn 70% lượng dòng chảy năm; Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng nước trong mùa cạn ít hơn 30% lượng dòng chảy năm).

Sự phân bố mưa ở các khu vực trong toàn vùng rất khác nhau nên phân

phối dòng chảy trong năm trên các sông suối ở các khu vực cũng khác nhau. Trong đó, suối Ea H’Leo 2,50 tỷ m3/năm; suối Ea H’Lốp 1,38 tỷ m3/năm; suối Ea Đrăng 2,38 tỷ m3/năm.

Đây là điểm thuận lợi cho việc cung cấp phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng như phát triển thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, mặt khác còn ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng hạ du rộng lớn, do đó việc khai thác, sử dụng nguồn nước trên lưu vực cần được xem xét trên quan điểm chung vì lợi ích toàn vùng.

- Ngun nước ngm: Theo kết quả lập bản đồ địa chất thuỷ văn – địa chất công trình Miền Trung, nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành đất tạo phun trào ba salt độ sâu phân bố từ 15 m - 102 m, Môdun dòng ngầm trong Ba zan: 8-10 l/s/Km2-. Nhìn chung nguồn nước ngầm của huyện nghèo, trữ lượng thấp, đặc biệt là vùng phía Bắc.

- Đánh giá chung vđiu kin t nhiên và tài nguyên:

+ Thuận lợi:

Trên địa bàn huyện có trục đường giao thông như: Quốc lộ 14, đường liên tỉnh Đắk Lắk – Gia Lai (Tỉnh lộ 15), đường liên huyện Ea H’Leo – Ea Sup (tỉnh lộ 19B), đường liên huyện Ea H’Leo- Krông Năng và đường liên huyện Ea H’Leo - Cư M’Ga đi qua là điều kiện khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với hai trung tâm kinh tế là Thành phố Buôn Ma Thuột, Thành phố Plây cu và các vùng lân cận.

Khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, ca cao, điều…

Mật độ sông suối tương đối lớn và đều, là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thuỷ nông vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Quỹđất rộng và thổ nhưỡng thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp, đa

dạng hóa cây trồng, đặc biệt thích hợp cho phất triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, những vùng đất ven suối thích hợp cho các loại cây lương thực và cây ngắn ngày.

Huyện Ea H’Leo còn có tiềm năng về khai thác đá, cát xây dựng, đây là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao của Huyện.

Diện tích rừng còn nhiều, khí hậu trong lành cùng với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng.

Sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ theo các Chương trình, Dự án, chính sách dân tộc... là nguồn lực quan trọng để huyện phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa dân tộc anh em cho phép huyện Ea H’Leo có thể khai thác theo hướng phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.

+ Khó khăn:

Địa hình tương đối phức tạp, vùng núi cao có độ dốc lớn dễ bị thoái hoá do xói mòn rửa trôi nên cần chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất đồi cũng như việc khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn. Địa hình chia cắt, đất xám phát triển trên đá Granit có tỷ lệ cát cao, kết cấu kém bền vững, giữ nước kém cũng ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.

Do biến đổi khí hậu mà mùa mưa thường đến muộn và thường mưa nhiều vào thời gian thu hoạch cà phê nên ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng nông sản, chi phí bảo quản chế biến sau thu hoạch cao. Thời tiết khí hậu với độ chênh lệch nhiệt độ cao giữa 2 mùa, ngày và đêm; sự tác động của

sương muối và rét hạn, khô hạn vụ Đông xuân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, nhất là trong phát triển của nông, lâm nghiệp địa phương.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm, đầu tư phát triển chưa ngang tầm, nhất là công nghiệp chế biến sau thu hoạch; Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay chưa hợp lý, chưa xứng với tiềm năng sẳn có của địa phương; Dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất chưa có quy hoạch.

Tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất chưa cao.

Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Ea H’Leo so với mặt bằng chung của tỉnh Đắk Lắk ở tình trạng thấp. Các trục đường giao thông, hệ thống thủy lợi, cơ sở kinh tế, trụ sở các cơ quan hành chính đang chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn huy động trong dân (nội lực) còn nhiều hạn chế, cần có sự ưu tiên ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh mới có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 42 - 49)