Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Để cây cao su phát triển tốt và hiệu quả cần chú ý đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên như:

a. Đất đai

Cây cao su có thể trồng được trên 3 loại đất là đất đỏ bazan, đất xám potzon trên phù sa cổ và đất sa phiến thạch mà các cây khác không thể sống được, cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần đặt ra.

Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất, đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống

bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.

b. Độ dc

Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Độ dốc cao thường bị xói mòn và có ít chất dinh dưỡng, gây khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ. Do đó, trong điều kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ởđất có ít dốc.

Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất, đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.

c. Lượng mưa và độm không khí

Cao su thường được trồng ở những nơi có lượng mưa từ 1500 – 2500 mm/năm. Số ngày mưa thích hợp trong năm là 100 – 150 ngày. Độẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời độ ẩm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm. Cây cao su cần nước nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cao su có thể chịu được hạn từ 4 – 5 tháng tuy nhiên sản lượng mủ trong những tháng này sẽ giảm.

d. Nhit độ

Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C (nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 giờ-5 giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-280C.

Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.

e. Gió

Gió nhẹ 1- 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng cao su ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được.

f. Gi chiếu sáng và sương mù

Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây do đó ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1800 – 2800 giờ/năm và tối thiểu khoảng 1600 – 1700 giờ/năm.

Sương mù gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su như bệnh phấn trắng.

g. Kh năng chu hn và chu úng

Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4-5 tháng.

Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủđược nữa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 33 - 36)