Những thành công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 74 - 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3.1. Những thành công

Nhằm phát huy lợi thế về đất đai, lao động của huyện Ea H’leo và thế mạnh của cây cao su, UBND tỉnh Đắk Lắk đã định hướng đẩy mạnh phát triển cao su đặc biệt là cao su tiểu điền để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân; Gắn lợi ích kinh tế hộ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xây dựng Nông thôn mới. Ngoài ra, việc trồng cao su đã hạn chế được xói mòn đất ở các vùng núi cao và cải thiện khí hậu. Đây cũng là cơ sở để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo cơ hội để người dân vượt khó vươn lên. Với hướng đi trên, Ea H’leo đã thực hiện tốt công tác quy hoạch đất đai; Quyết tâm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chủ yếu chuyển mạnh diện tích đất màu, đất lâm nghiệp có độ dốc dưới 15% sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chế biến như Sắn, Mía, Keo lá tràm ... trong đó cây chủ lực là cây Cao su.

Cây cao su được trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt chú trọng khai thác và phát huy khả năng của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cao su tiểu điền như: Tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; Đẩy mạnh phong trào trồng rừng gắn với thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn đồi và vườn rừng đạt hiệu quả; Tích cực phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty Cao su ở Đắk Lắk đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng mới cao su.

Huyện rất quan tâm đến việc phát huy các nguồn lực sẳn có, tranh thủ các nguồn vốn đểđầu tư phát triển nông nghiệp, chú trọng áp dụng khoa học

công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tăng ổn định, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho lao động, duy trì cuộc sống của nhân dân.

Điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với nhu cầu sinh trưởng của cây cao su. Khí hậu, thủy văn, thời tiết thích hợp với sự phát triển của cây cao su, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lụt.

Nông dân tham gia Dự án nhận được sự hỗ trợ khẩn trương tích cực về chủ trương và chính sách phát triển cao su tiểu điền từ cấp tỉnh, huyện, xã.

Được sự hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng mới và chăm sóc thông qua Tổ Khuyến nông cao su cùng đội ngũ Nông dân Chủ Chốt được đào tạo và cơ cấu theo diện tích tại các địa bàn.

Tầm nhận thức làm kinh tế hộ gia đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật được nông dân từng bước cải thiện, trông rộng và có tầm nhìn xa.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk (Trang 74 - 75)